Dân Ăn Chơi Chi 1 Tỷ Đồng Để Nuôi Cá Cảnh

Chơi cá ngoại mới là... “đẳng cấp”

Đây dường như là câu cửa miệng và ngày càng phổ biến của “dân” chơi cá cảnh Hà Nội. Nhu cầu này khiến trên thị trường cũng nở rộ những loài cá ngoại. Theo khảo sát của Đất Việt, cá cảnh được bán nhiều ở khu vực chợ Mơ, Hàng Đậu, đường Láng, Thái Thịnh 2… Đa số các chủ cửa hàng ở đây đều cho biết, hiện chủ yếu bán cá cảnh có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài còn cá trong nước chỉ “tiện thì bán kèm". “Tuy giá của cá ngoại không rẻ, có thể lên đến tiền triệu mỗi con tùy theo kích cỡ, số tuổi và loài nhưng lại được rất nhiều khách ưa chuộng vì hình dáng, màu sắc đẹp và độc đáo hơn hẳn cá nội”.

Quả thật, cá cảnh ngoại trên thị trường đang vô cùng phong phú với những tên gọi “mỹ miều” và giá cũng rất đa dạng, phù hợp với “túi tiền” của khách hàng, từ những loài cá nhỏ, giá “mềm” như cá lông vũ (xuất xứ Indonesia) có giá 60.000 - 80.000 đồng một đôi; cá “váy” xanh, “váy” hồng giá 15.000 - 18.000 đồng một đôi, cá Kim Sơn 50.000 - 200.000 đồng một đôi... đến những loại cá cỡ lớn có giá “xịn” như cá chép Koi (Nhật Bản), cá Hồng Két, cá Đĩa, (Malaysia), cá La Hán (Trung Quốc) giá 200.000 - 1.000.0000 đồng một đôi; cũng không ít những loại chỉ dạng “đại gia” mới dám “mơ” tới như cá Rồng (Malaysia) có giá từ 5 đến 50 triệu đồng một con…

Ngày càng có nhiều loại cá lạ được nhập vào Việt Nam.

Theo một nhân viên cửa hàng bán cá cảnh và bể cảnh Ngọc Thủy số 35 Hàng Đậu cho hay, cá Đĩa và cá La Hán có nguồn gốc Indonesia và Malayxia là hai loại đắt khách nhất hiện nay.

Người dân Việt Nam có thú chơi cá cảnh từ lâu. Riêng Hà Nội có hẳn làng Yên Phụ nổi tiếng một thời về nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh. Thế nhưng, hiện nay cá cảnh trong nước đang ngày càng bị “thất sủng”. “Người dân bây giờ phần lớn chỉ chuộng các loại cá cảnh nhập ngoại vì nó đa dạng về chủng loại và màu sắc đẹp hơn hẳn. Rất ít loài cá nội hiện vẫn được ưa thích như cá chép cảnh”, chị Thắm, nhân viên cửa hàng Thế giới cá cảnh Thanh Tùng, số 58 Hàng Đậu cho biết.

Anh Minh ngụ đường Trường Chinh, quận Đống Đa vừa chọn cá La Hán (xuất xứ Trung Quốc) ở cửa hàng cá cảnh số 808 đường Láng vừa chia sẻ, anh mới bắt đầu chơi cá cảnh nhưng đã "mê" ngay những loài cá ngoại vì không chỉ có hình thức đẹp, anh nghe nói cá ngoại còn dễ nuôi hơn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tiến, trưởng phòng sinh học thực nghiệm thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1: “Các loại cá cảnh nguồn gốc nước ngoài khi nhập vào Việt Nam đã được các cơ quan kiểm dịch chặt chẽ. Nhưng, các loại cá này cũng có “nhược điểm” có thể gây nguy hại đó là chúng rất phàm ăn. Ví dụ như cá Tỳ bà có thể dễ dàng tiêu diệt các loài cá khác nếu đói. Vì thế, khi nuôi chung nhiều loài cá, người dân phải rất thận trọng với đặc điểm này”.


Đốt tiền triệu mua bể cá cảnh

Bên cạnh việc chọn lựa cá cảnh thì bể cá và bể cá thủy sinh cũng là thú chơi đầu tư khá tốn kém đối với nhiều người. “Cách đây nửa tháng có người đến đặt một chiếc bể cá 1,5m giá 20 triệu đồng. Vị khách đó là người đam mê chơi cá chứ không thuộc giới đại gia”, nhân viên cửa hàng cá cảnh Ngọc Thủy số 35 Hàng Đậu cho biết. Điều này cho thấy bỏ cả chục triệu ra sLiên kếtắm bể cá cảnh không chỉ là thói quen của những người "lắm tiền" như trước kia.

Những bể cá cảnh đắt tiền

Hiện trên thị trường, bể cá có nhiều loại với ý nghĩa riêng: Bể Tứ quý (theo quan niệm xưa, bể thủy sinh loại này mang lại sinh khí bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông cho chủ nhân); bể Tam tài (mang lại sinh khí hoà hợp Thiên - Địa - Nhân); bể Ngũ Phúc Hướng Kim (được trình bày theo ngũ phúc nhưng hướng kim nhằm sinh khí, mang lại quyền lực, tiền tài); bể Mộc (gỗ kết hợp với các loại rong cỏ tạo nên màu xanh của Mộc. Khí của Mộc sẽ làm cho vạn vật được tươi tốt, có tính chất sinh sôi); bể Thủy (có suối, thác, thủy sinh và một vài chú cá hiền lành tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển, nhấn mạnh vai trò của nước với các tính chất làm lạnh, hướng xuống làm cho vạn vật tĩnh lặng)...

Chú Tuấn, ở Mỹ Đình, quận Từ Liêm, là nhân viên của một công ty xây dựng chia sẻ, chú đã dốc tới gần 200 triệu đồng để mua cá và bể. “Nhà có ba bể cá loại 1 m2 giá 10 triệu đồng, 80 cm giá 7 triệu đồng và 60 cm giá 5 triệu đồng. Mỗi bể có một con cá Rồng, giá 70 - 80 triệu đồng một con, ngoài ra còn có các loại cá khác như cá Đĩa, cá La Hán, cá nhỏ khác… chi phí chăm sóc cá và thu dọn bể mỗi năm khoảng ba triệu đồng” chú Tuấn kể.

Dân Ăn Chơi 9x Mua Dâm Gái 8X Bị Bắt Qủa Tang

Khi hai khách làng chơi 9x đang mua bán dâm với 8x tại nhà nghỉ thì bị công an ập vào bắt quả tang.




Bán dâm bị bắt quả tang (Hình minh họa)

Ngày 28/5, tin từ công an huyện Mê Linh, Hà Nội được biết, đơn vị này vừa tiến hành bắt giữ hai khách làng chơi 9x mua bán dâm với 8x tại một nhà nghỉ trên địa bàn.
Theo đó, khoảng 15h ngày 26/5, tiến hành kiểm tra bất chợt tại một số nhà nghỉ trên địa bàn, công an huyện Mê Linh đã phát hiện, bắt quả tang hai đôi nam nữ đang hoạt động mua bán dâm.
Sự việc xảy ra tại nhà nghỉ Giang Trung 2, ở thôn Phù Trì, Kim Hoa, Mê Linh. Khi lực lượng chức năng ập vào có 2 đôi nam nữ đang hoạt động mua bán dâm. Người mua dâm là Tạ Minh Thì (SN 1990) và Nguyễn Văn Tấn (SN 1990), đều ở Vân Trì, Đông Anh; gái bán dâm là Nguyễn Thị Lộc (SN 1986, ở Bằng Giằng, Hạ Hoà, Phú Thọ) và Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1990, ở Giáp Lai, Thanh Sơn, Phú Thọ).
Quá trình điều tra, xét hỏi các đối tượng tham gia mua, bán dâm, công an huyện Mê Linh đã bắt khẩn cấp Đỗ Thị Hà (SN 1976, ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đá Bắc, Hoà Bình) là người môi giới mại dâm.
Hiện, vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

Dân Ăn Chơi Việt Nam Tậu Cho Mình Những Siêu Xe Gía Hàng Triệu Đô

Sau khi tin đồn về chiếc Bugatti Veyron thứ hai, siêu xe nhanh nhất thế giới hiện nay làm xôn xao dư luận thì mới đây giới chơi xe Việt Nam lại náo động về tin siêu phẩm Aventador LP700-4 cập bến.


Giới chơi xe Việt Nam lại rúng động trước tin cặp đôi Lamborghini Aventador LP700-4 đã về Việt Nam .


Từ đầu năm đến nay, giới chơi xe Việt Nam có khá nhiều tin vui khi liên tục siêu xe, xe sang cập bến. Tin nóng hổi nhất vẫn là việc chiếc Bugatti Veyron đầu tiên cập bến Sài Gòn, sau đó là chiếc Ferari F430 Spider và Rolls-Royce Phantom cũng về Việt Nam tại cảng Hải Phòng. Khi dư luận vẫn còn đang "đoán già đoán non" về một cơn bão siêu xe thì giới chơi xe lại rúng động với tin đồn về cặp đôi siêu phẩm Aventador LP700-4.

Theo một số nguồn tin cho biết, hai chiếc Aventador LP700-4 về Việt Nam đợt này thuộc sở hữu của đại gia trẻ tuổi Cường "đô la", một tên tuổi vô cùng quen thuộc đối với làng chơi xe Việt Nam. Được biết, đại gia phố núi Cường "đô la" đã dọn dẹp gara của mình bằng cách đem hai chú xế Lamborghin Murcielago lp640 va Lamborghini Gallardo ra showroom nằm chờ bán. Nếu như tin tức này đáng tin cậy thì một lần nữa Cường "Đô la" lại khiến giới chơi xe Việt Nam phải ngã mũ vì khả năng chịu chơi của mình.



Bên cạnh đó, một số nguồn tin lại tiết lộ rằng thực chất cặp đôi này đã cập bến Hải Phòng nhưng chưa đập hộp và "phong tỏa" mọi hướng tiếp cận. Trao đổi với Autopro, một phóng viên "nằm vùng" tại cảng Hải Phòng cho biết vấn đề an ninh tại cảng được thắt chặt khá cao những ngày vừa qua nên những người không phận sự không thể tiếp cận. Như vậy, có khả năng sau 1 tuần hoặc thậm chí đến 1 tháng những hình ảnh đầu tiên của hai chiếc Aventador LP700-4 tại Việt Nam mới có thể đến tay người hâm mộ.



Được biết đến với vai trò chiếc xe nhanh nhất của nhãn hiệu xe nước Ý, Laborghini Aventador LP700-4 trở thành mẫu xe đáng được săn lùng nhất hiện nay. Aventador LP700-4 được trang bị động cơ V12, dung tích xi lanh 6,5 lít, nặng 1.575 kg. Đặc biệt chiếc xe sở hữu công suất khủng với 700 mã lực tại 8.250 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 690 Nm tại 5.500 vòng/phút. Một điểm vô cùng hấp dẫn của Aventador LP700-4 chính là ở chỗ chiếc xe này có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 2,9s với tốc độ tối đa là 350km/h.

Cùng với Bugatti Veyron Super Sport, Aventador LP700-4 được xếp trong danh sách 10 xe có khả năng "chạy nước rút" nhanh nhất thế giới. Xe được bán với giá khoảng 380.000 USD tại Mỹ.

Nếu như tin Aventador LP700-4 về Việt Nam là chính xác thì có lẽ sự kiện này không chỉ làm rúng động dân chơi xe trong nước mà còn xôn xao cả dư luận thế giới.

Các Kiều Nữ Sau Những Giờ Làm Sau Đó Ăn Chơi Trác Táng Vào Các Bữa Nhậu Xuyên Đêm

Sau 12 giờ đêm, khi các điểm chơi như quán cà phê, bar, vũ trường lần lượt đóng cửa, dân chơi đổ ra đường tìm các quán nhậu đêm để chứng tỏ bản lĩnh, để tiếp tục cuộc chơi cho đến sáng. Rất nhiều trong số này là những cô gái xinh như mộng và bề dày thành tích nhậu về đêm cũng không thua kém bất cứ ai.


Uống cho quên sầu

12 giờ đêm cuối tuần, trời se lạnh nhưng phố phường vẫn còn tấp nập xe qua lại. Những cặp tình nhân phóng xe vun vút, nhả lại làn khói cay nồng phía sau tiếng cười đùa khanh khách. Chúng tôi tấp vào một quán ốc trên đường Hùng Vương sau khi vừa chui ra khỏi một quán bar nồng mùi thuốc lá. Chọn một bàn sát mặt đường, vừa ngồi xuống ghế chưa kịp tận hưởng chút khí trời trong mát, chúng tôi đã giật mình vì một nhóm các nàng xinh như mộng ồn ào kéo vào quán. Vừa chỉ chiếc bàn góc trái quán, một nàng áo hồng váy trắng đã gào lên: “Gọi con nhỏ N. tới đi, nó kêu buồn từ hồi chiều, bảo chừng nào tới đây thì gọi nó đến”. Cô nàng đứng kế bên lập tức rút chiếc điện thoại Samsung màu đen “hoàn hảo tới từng milimet” ra và ngay khi đầu dây bên kia có tín hiệu, nàng nhanh nhẩu: “Tới đây đi, làm vài chai cho đời bớt khổ”.

Gió nửa đêm cuốn theo hơi lạnh se se, nhưng các nàng mải nhiệt tình với chất men cay nên chẳng quan tâm gì đến xung quanh. Gọi ba dĩa ốc, chục chai “ken”, các kiều nữ bắt đầu cuộc nhậu nửa đêm về sáng. Ăn thì ít uống thì nhiều, chẳng mấy chốc vỏ chai đã chất đầy bàn. Anh chàng phục vụ biết ý tự động tiếp thêm bia. Mấy cô gái bàn đủ chuyện trên trời dưới biển, từ việc “cái áo của con nhỏ trong bar lúc nãy quá đẹp, không biết nó mua ở đâu”, đến việc “bà già tao dạo này cho tiền thoải mái hơn trước nhưng vắng nhà cũng nhiều hơn trước”. Chán chê chuyện nhà, một cô ngồi ủ ê sao dạo này anh chàng người yêu bỗng lơ là hẳn đi, gọi không thưa, nhắn tin chẳng thấy trả lời.

Cô gái được gọi đến từ ban đầu cũng đã có mặt, nhập cuộc bằng cách nốc cạn một chai “ken” không đá. Hơn một giờ sau, cô gái ngồi gần chúng tôi bắt đầu lè nhè, thở ra toàn mùi bia rượu. Kêu tính tiền, các cô gái trả hóa đơn vài trăm ngàn rất đơn giản, lẹ làng rồi leo lên xe phóng vút đi giữa màn đêm, sau khi đã thống nhất địa điểm tiếp tục cuộc chơi đến sáng. Thấy chúng tôi nhìn theo với ánh mắt ngỡ ngàng, anh phục vụ bàn cười: “Mấy em này đêm nào chẳng nhậu ở đây. Có hôm còn có mấy anh chàng đi theo, mà sao bữa nay tự nhiên không thấy. Mấy em đó toàn từ các vũ trường ra nên đã có sẵn hơi men rồi, uống ở đây chỉ để giải khuây thôi, chứ mấy chai bia này thì nhằm nhò gì”.

11h30 đêm, chúng tôi có mặt tại một quán trên đường Lê Hồng Phong. Khách đông đến nỗi chủ quán phải kê bàn ra ngoài vỉa hè mới đủ chỗ ngồi. Chúng tôi chọn một bàn sát lối đi, vừa ngồi xuống thì một nhóm năm cô gái ồn ào bước ra từ taxi. Ăn mặc rất mát mẻ, tóc ép thẳng tắp, nhuộm vàng, mặt cô nào cũng còn rất trẻ. Họ chọn bàn sát bên chúng tôi và bắt đầu cuộc nhậu. Cô gái có vẻ trẻ nhất trong nhóm kêu đồ nhậu và một thùng Heniken. Bia được đem ra, các cô thi nhau rót và tu ừng ực. Khi mồi nhậu vừa được nhân viên quán bê ra, thì thùng Heniken đã vơi đi phân nửa. Cô mặc áo hai dây màu đen, tóc nhuộm vàng dài đến nửa lưng tuyên bố: “Hôm nay đi cho hết đêm, nhậu cho quên cuộc đời. Tao vừa chia tay thằng bồ cũ, mới quen thằng bồ mới”. Vừa nói, cô gái vừa đưa ly lên và hô to: “Dzô 100%”. Sau khi các cô gái làm liền tù tì hết hai két bia, một nhóm ba thanh niên cũng còn khá trẻ chạy ba chiếc xe tay ga đắt tiền đến cùng nhậu.

Câu chuyện của họ xoay quanh vấn đề ăn chơi. Họ bàn tán xôm tụ về các quán bar, vũ trường trong thành phố... Sau khi đã ngà ngà say, những cô gái này nói nhiều hơn. Không biết bức xúc vì chuyện gì hay đã quá say không làm chủ được bản thân mà cô gái mặc cái váy jean ngắn cũn cỡn với cái áo chỉ che đủ bộ ngực đã cầm vỏ chai bia ném mạnh xuống nền. Trong nhóm lao xao: “Con Mai (tên cô gái - PV) say quá rồi, đưa nó về thôi”. Rất nhanh, một cậu con trai trong nhóm ra lấy xe và xốc cô bé lên rồi lao vút đi trong màn đêm, lúc đó đã là 2 giờ sáng. Chưa đầy 30 phút sau đã thấy cậu thanh niên quay lại, bàn nhậu lại tiếp tục với những giọng nhừa nhựa sặc mùi bia rượu.

Bản lĩnh con gái thời nay?

Dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có rất nhiều quán nhậu. Vào mỗi tối, khi người ta bắt đầu đi ngủ thì “phố nhậu” ở đây bắt đầu rôm rả. Đa số họ là những người còn rất trẻ, lang thang ăn chơi và tụ họp về đây nhậu. Nhiều lúc, chẳng có lý do gì người ta cũng kéo nhau đi nhậu. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu - đó là triết lý sống của L. và nhóm bạn ở quận Phú Nhuận. L. sinh ra trong một gia đình giàu có. Là con một nên L. được ba mẹ nuông chiều từ nhỏ. Điều kiện vật chất rất thỏa mái nên mới học cấp ba mà L. đã biết rất nhiều chỗ ăn chơi sành điệu dành cho kẻ lắm tiền. Chúng tôi đã từng gặp L. say ngất ngưởng trong lần đi tác nghiệp ở một quán bar tại quận 1. Lúc đó, L. mới học lớp 11.

Lần gặp lại vừa rồi, chúng tôi không ngỡ ngàng khi nghe tin L. trượt tốt nghiệp. Cũng đơn giản thôi, bởi đậu làm sao được khi tâm trí của L. không tập trung vào bài vở mà là tập trung vào những vũ điệu quay cuồng và những ly rượu mạnh. L. tâm sự: “Em giống bị nghiện rượu lắm chị ạ. Mỗi tuần em đi bar khoảng hai đến ba lần. Lần nào vào bar xong em cũng kéo nhóm bạn ra lề đường nhậu cho tới sáng mới mò về nhà”. Khi chúng tôi hỏi, thế hôm nay nhậu với lý do gì, L. thản nhiên: “Tụi nó chia buồn vì em trượt tốt nghiệp ấy mà”. Nói rồi L. quay về bàn của nhóm bạn và tiếp tục cuộc vui. Một cô gái ăn mặc rất sành điệu tỏ rõ là đàn chị của nhóm đứng lên tuyến bố lý do: “Hôm nay chia vui với nhỏ L. vì nó đã thi... trượt tốt nghiệp. Chào mừng thành viên mới vừa thoát khỏi ngục tối học hành. Nào, dzô đi!”. Thế là cả bàn nhốn nhào “dzô, dzô!” cổ vũ cho L. nốc hết một chai “ken” để chào ngày mới.

Cách đó không xa là bàn của ba cô gái và hai chàng trai đang “chén tạc chén thù”. Họ cứ quay vòng đều đều mỗi người một ly. Uống một lúc, một trong hai gã trai nhào ra lề đường nôn thốc nôn tháo. Mặt của ba cô gái tái xanh, mắt lờ đờ, ôm mặt cười rũ rượi. Ngồi ở bàn bên cạnh, chúng tôi cứ ngỡ các cô hả hê khi hạ gục được đối thủ mới cười khoái chí như thế. Nhưng một lúc sau các cô vẫn không hết cười, tay cứ vỗ vào vai người bạn trai rồi vừa cười vừa uống tiếp. Sau hơn hai tiếng đồng hồ ngồi nhậu, một trong ba cô gái không làm chủ được bản thân đưa tay lên cởi nút áo của mình. Cái giọng nhừa nhựa lại cất lên: “Ê, mày làm gì vậy?”. “Tao nóng quá, cởi áo cho mát thôi mà”. Thật hết biết, khi nhậu vào, các cô gái không còn biết mình là ai và đang ở đâu, họ cứ tự nhiên như chốn không người.

Ở một quán nhậu trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, hai cô gái ngồi cạnh bàn chúng tôi đã ngà ngà say. Cô gái mặc áo đen, tóc dài ngang lưng sau một hồi tâm sự với bạn về chuyện tình dang dở của mình bèn móc điện thoại di động ra gọi. Không biết đầu dây bên kia nói gì, chỉ nghe cô gái chửi thề một câu rồi cúp máy. Hình như chưa hả cơn giận, sau khi uống thêm ba chai bia, cô gái này lại gọi tiếp, Những câu đối thoại mà chúng tôi nghe được từ miệng cô gái thật rùng rợn: “Tôi muốn gặp chồng chị. Nói với thằng H. nếu muốn tránh mặt tui thì coi chừng mang cái mặt đầy thẹo về miền Tây mà sống nhé!”. Lúc đó đã là một giờ sáng.

Có vẻ như khi thất tình hoặc buồn bực chuyện gia đình, các bà các cô cũng kéo nhau ra quán nhậu không kém gì đàn ông. Bằng chứng là ngồi gần bàn chúng tôi hôm đó toàn là những người đi nhậu vì buồn tình. Sau khi nhậu sương sương, cô gái ngồi cách chúng tôi hai bàn lại cầm máy lên gọi: “Hôm nay tôi đi nhậu với mấy thằng bạn, anh về nhà trước đi, tí về tôi về”. Rồi không biết đâu dây bên kia phản ứng như thế nào mà cô gái gắt lên với cái giọng nhừa nhựa đầy khó chịu: “Anh là cái quái gì mà dám cấm đoán tôi. Anh nhậu được thì tôi cũng nhậu được. Tôi đi tới sáng mai mới về. Đừng có chờ, mất công”. Nói xong, cô cầm cái điện thoại bỏ vào ly và thản nhiên cầm chai bia rót đầy rồi cười khanh khách. Cười xong, cô lại khóc hu hu.

Trong những đêm đi khuya tìm hiểu tư liệu cho bài viết, chúng tôi đã gặp rất nhiều các nàng xinh đẹp nhậu từ nửa đêm đến sáng. Cứ từ một hai giờ sáng trở đi, sau những trận quay cuồng trong các quán bar, vũ trường, các nhóm dân chơi kéo nhau ra quán nhậu. Đặc biệt, với quán nhậu về đêm thì càng ngồi ở ngay ngoài trời, vỉa hè càng tốt. Từng cặp tình tứ chở nhau tấp vào quán, uống đến gần sáng mới ra về. Sành điệu hơn, có những cô gái gương mặt xinh xắn trang điểm rất đẹp thản nhiên bước vào, ngồi uống say đến mức phải có bạn tới đưa về. Nổi tiếng và được nhiều em ghé đến nhất là dãy quán nhậu dọc đường Lê Hồng Phong và các quán ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Các quán này chủ yếu bán lẩu, ốc. Với các tín đồ chuyên uống về đêm thì “vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu”. Một đêm cuối tháng sáu, ở một quán đêm tại Q5, chúng tôi chứng kiến hai cô gái uống bia không biết mệt là gì. Tóc ép thẳng tắp, đi xe tay ga đời mới, hai cô gái bước vào quán lúc gần một giờ sáng. Trong quán có gần chục bàn nhậu.

Đa phần trong số này là các nhóm chuyên đi chơi đêm. Hầu như đêm nào tấp vào đây ăn khuya chúng tôi cũng gặp những em này. Thấy hai cô gái bước vào, những người trong quán chỉ khẽ ngẩng lên rồi lại tập trung vào câu chuyện của mình. Có lẽ họ đã quá quen thuộc với những hình ảnh thế này. Kêu một món lẩu, một món bò xào, hai nàng bắt đầu uống bia tì tì. Trong phim Hàn Quốc, các nhân vật đang thất tình, buồn đời uống thế nào thì hai nàng ở đây cũng uống y như thế. Mỗi người một ly, bia rót liên tục, uống là chính ăn là phụ.

Thỉnh thoảng, một cô ngẩng lên kêu thêm đá. Hai gương mặt dù đã nhạt nhòa đôi phần son phấn vẫn còn rất đẹp, và còn vương những nét trẻ thơ. Hai cô gái chắc chỉ đang ở độ tuổi hai mươi. Không để ý gì đến những ánh mắt xung quanh, hai nàng chụm đầu kể lể. Chốc chốc, một cô lại móc điện thoại ra bấm tin nhắn. Người nào nhận được những tin nhắn này có lẽ cũng thức đến sáng mới đọc hết các thông điệp ngật ngưỡng được gửi đi từ bữa nhậu đêm này. Hai kiều nữ kết thúc bữa nhậu của mình khi một nàng bắt đầu uể oải, ngoắc tay gọi tính tiền.


Sạt Nghiệp Vì Ăn Chơi Qúa Đà Và Con Đường Trờ Thành Triệu Phú

Lập phòng thu âm từ năm 2002, kiếm hơn triệu đồng/ngày khiến Võ Mạnh Hiền (SN 1981) bước vào con đường ăn chơi bạt mạng và đánh mất chính sản nghiệp của mình. Từ cảnh khốn cùng không một xu dính túi, với những bước đi táo bạo và một niềm đam mê mãnh liệt, chàng trai trẻ ấy trở lại thương trường và một lần nữa lại trở thành... triệu phú.

Năm 1986, lên 5 tuổi, cậu bé Võ Mạnh Hiền đã đặt tay vào phím đàn tập chơi piano. 18 tuổi, tốt nghiệp phổ thông, cậu ôn thi vào trường Đại học Bách khoa. "Mình thi không đậu, thấy suốt ngày xin tiền má, ngu ngu sao ấy nên lân la xin đi đánh đàn ở các quán cà phê lấy 50 ngàn đồng/đêm", Hiền nhớ lại.

Năm 2001, Hiền được bạn giới thiệu đến làm việc tại phòng thu A2Z, phòng thu vào loại sớm nhất Sài Gòn thời đó. Hơn 1 năm làm kỹ thuật viên, Hiền chăm chỉ cần cù làm việc từ 2 giờ chiều đến 22 giờ đêm để vừa làm vừa học cách quản lý và các ngón nghề của phòng thu. Hiền tiết lộ: "Cũng năm đó, mình đỗ ngành điện tử trường Cao đẳng Kỹ nghệ TP.HCM, những kiến thức học được ở trường cũng giúp em nhiều trong công việc".

Hơn 1 năm sau, Võ Mạnh Hiền cùng người anh họ vay của gia đình, bạn bè được 6.000 USD mở studio lấy tên "Anh Em". Phòng thu mở ra đúng dịp Sài Gòn đang lên cơn sốt làm đĩa. Dân teen đổ xô đến phòng thu làm ca sĩ, ngay cả những anh chị đã lớn tuổi cũng muốn ra album để kỷ niệm. Công việc của Hiền phất lên trông thấy. Mỗi ngày trung bình hai ông chủ trẻ kiếm được hơn 1 triệu đồng. Tuy nhiên, tiền nhiều cũng là một cái họa. Chàng sinh viên mới 21 tuổi thấy tiền kiếm được quá dễ đâm ra chểnh mảng công việc, mải mê chơi.

8 tháng sau khi mở phòng thu, người anh họ rút vốn, Hiền bị hẫng, lại càng mải chơi, liên tục lỡ hẹn với khách. Cậu trở nên buồn chán vì người cùng làm bỏ đi, tiền không, khách cũng không. Bà chủ đòi nhà, Studio Anh Em đóng cửa. Hiền chua chát: "Lúc đó một xu dính túi không có, nghĩ nhục quá, về đến nhà nhìn thấy đống đồ ngồn ngộn cả ngàn đô nằm đó, tiền nợ thì chưa trả được, sợ đến hết hồn luôn. Thú thực, lúc đó mình mới thấy xót của, mình đã ăn chơi nhiều quá".

Niềm đam mê âm nhạc vẫn còn ăn sâu trong máu, nằm nhà 3 tháng để chờ xoay vốn và cho "ngấm" đòn ăn chơi, đầu năm 2003, cậu vay được hơn 4.000 USD mở lại phòng thu lấy tên M- Studio.

Với phòng thu mới, Hiền tổ chức khuyến mãi nhưng khách vẫn vắng. Một ngày chỉ có 2-3 khách cũ, Hiền lo lắng với nợ cũ nợ mới đang chồng chất ngập đầu.
Nếu là Hiền, bạn phải làm gì để thoát khỏi tình huống này ?

MFO ĐH Ngân hàng TP.HCM: Tập trung vào khách hàng mục tiêu là dân teen, liên kết nhà văn hóa, nhạc viện để tìm khách hàng thường xuyên. Tạo ra sản phẩm trọn gói, sáng tạo, độc đáo. Làm đĩa cho ca sĩ nổi tiếng để tạo thương hiệu.

MFO ĐH Lâm nghiệp: Tăng quảng bá, tìm kiếm đối tác, đa dạng sản phẩm, tổ chức cuộc thi ca nhạc để quảng bá, trang trí lại cửa hàng cho bắt mắt, điều tra thị trường.
Giải pháp của Hiền: "Tôi hiểu rằng khách đã chán phòng thu vì ở đâu cũng một mô-típ quen thuộc, hát những bài hát quá phổ biến, hình thức cũ mèm thiếu sáng tạo. Tôi đã ngồi với khách, tư vấn cho họ chọn những bài phù hợp với chất giọng, làm những album có phong cách riêng, có cá tính".

Hiền mày mò tìm những phần mềm chỉnh sửa ảnh, mix âm thanh để làm cho chất lượng bài hát tốt hơn. Đưa ra nhiều khung giá cho khách lựa chọn với mức từ 98 ngàn đồng/giờ đến 198 ngàn đồng/giờ. Với dân teen ít tiền, có thể có giá mềm nhưng chất lượng vẫn khá. Hiền còn đưa ra một chiêu khuyến mãi thú vị: Ai hát càng hay càng được giảm giá. Lý do đơn giản: Họ hát hay thì không mất nhiều thời gian chỉnh sửa, đỡ tốn công nên giá rẻ.

Dân Ăn Chơi Nước Ngoài Xây Khách Sạn 30 Triệu Đôla Ở Việt Nam

Để dát vàng khách sạn Grand Plaza (Hà Nội), chủ đầu tư công trình này đã bỏ ra số tiền khoảng 30 triệu đôla, tính tại thời điểm năm 2009. Tuy nhiên, không phải lúc nào những phòng dát vàng đều được thuê kín.
Được nhắc đến là khách sạn dát vàng song Grand Plaza chỉ có 4 khu vực chính thi công bằng nguyên liệu xa xỉ này. Đó là sảnh tầng một và toàn bộ tầng 27, 28, 29. Thông tin này được chính chủ đầu tư của công trình tiết lộ - ông Lee Dae Bong, Chủ tịch Tập đoàn Charm Vit. "Vàng thật 24K, được dát rất mỏng lên nội thất từ một đến 4 lớp, tùy từng vị trí", ông Lee nói.
Tầng 1, 27, 28 và 29 của khách sạn Grand Plaza được dát bằng vàng lá rất mỏng từ một đến 4 lớp, tùy vị trí. Ảnh: Bá Đô

Cách đây hơn 3 năm, ông Lee Dae Bong từng choáng ngợp khi đến một khách sạn dát vàng ở Dubai. Khi trở về, ông đã lên kế hoạch xây dựng theo phong cách này. Để đầu tư cho ý tưởng đó, Charm Vit đã bỏ ra số tiền là 30 triệu USD, tính tại thời điểm năm 2009, bao gồm cả chi phí nhân công và thi công.

Grand Plaza hiện có 618 phòng, trong đó 60 phòng ở tầng 27 và 28, cùng hội trường ở tầng 29 đều được dát vàng. Lãnh đạo khách sạn cho biết hiện trung bình mỗi ngày, Grand Plaza có 500 phòng được khách thuê, trong đó 10% là phòng dát vàng. Tại đây, mỗi năm, phòng sang hạng 2 chỉ có 5-6 lượt khách, phòng Tổng thống chỉ đạt 2 lượt khách.

"Thường chỉ Nguyên thủ các quốc gia hoặc tỷ phủ Thế giới mới thuê những phòng đó. Có người còn đặt phòng Tổng thống với yêu cầu nâng giá lên 15.000 đôla để tăng tính trang trọng", ông Lee kể.

Trước đó, hồi đầu tháng 10/2011, công suất cho thuê phòng của Grand Plaza chỉ đạt 10-30%. Đến nay, dù đã nâng lượng phòng cho thuê mỗi ngày lên gấp 3 song khách sạn này vẫn phải nhờ vào khu vực văn phòng bên cạnh mới đủ cân bằng lợi nhuận.

"Khách đến đây vẫn chủ yếu là người nước ngoài. Số lượng phòng cho thuê tuy được cải thiện nhưng chủ yếu vẫn rơi vào chương trình khuyến mãi nên doanh thu chưa đạt như kỳ vọng", ông Lee nói.

Trần nhà cũng được trang trí dát vàng bằng những hoa văn cầu kỳ. Ảnh: Bá Đô

Khu thương mại Grand Plaza với tổng diện tích mặt bằng 12.000 m2 nối liền một dải với khách sạn này cũng trong tình cảnh ảm đạm chung của thị trường, nhiều gian hàng bị bỏ trống. Cho rằng vấn đề này không ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh chung cả của tổ hợp, song ông Lee Dae Bong thừa nhận nếu xét từ cảm quan của khách hàng, khách sạn lại bị ảnh hưởng khá lớn.

"Nhiều người nhìn vào khu trung tâm thương mại thấy vắng vẻ cũng sẽ nghĩ khách sạn vắng vẻ", ông Lee chia sẻ.

Grand Plaza là một trong những dự án kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội. Trong tổng sô 44 doanh nghiệp từ 11 quốc gia tham gia đấu thầu, tập đoàn Charm Vit của Hàn Quốc được thi công. Tổng số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD, trong đó khoản vay là 35 triệu USD từ một ngân hàng của Hàn Quốc.

Những Cô Gái Ăn Chơi Cầm Đồ Để Chơi Game Hoặc Mua Sắm Không Còn Là Hiện Tượng Lạ

Thắng gấp trước cửa hiệu cầm đồ T.K.L nằm trên đường Tôn Đản (phường 14, quận 4, TP HCM), cô bé mặc quần xanh áo trắng đá chân chống xe rồi thản nhiên tiến vào quầy tháo đôi hoa tai trao cho chủ cửa hiệu.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, ông chủ phán "cầm được triệu mốt thôi cưng" (1.100.000 đồng). Cô bé nằn nì "triệu rưỡi đi chú" rồi thản nhiên cầm tiền cho vào túi quần… Những hình ảnh như thế ngày càng trở nên bình thường tại nhiều cửa hiệu cầm đồ ở TP HCM. Ẩn sau đó là lối ăn chơi bạt mạng đến "mòn" nhân cách của một số cô gái trẻ.

Con nhà khá giả… cũng cầm đồ

Ông Minh là chủ cửa hiệu cầm đồ T.K.L. hơn 5 năm qua. Ông cho biết khoảng 30% khách hàng của ông là sinh viên. "Thường thì nam sinh đem cầm xe máy, điện thoại di động, laptop, đồng hồ. Các nữ sinh ngoài điện thoại di động còn cầm nhẫn, dây chuyền, hoa tai, cà rá (vòng đeo tay bằng vàng)… mà các ông bà bô (bố mẹ) sắm cho. Có điều phần lớn các cháu là con nhà khá giả đấy".


Hình minh họa

Cửa hiệu cầm đồ N.K.V. nằm trên đường Hoàng Diệu (quận 4), khách vào ra tấp nập. Sau khi viết giấy biên nhận và giao số tiền 5 triệu đồng cho cô bé mặt non choẹt, nhưng phấn son lòe loẹt đến "ký gửi" chiếc máy tính xách tay ngoài thị trường giá gần 30 triệu đồng.

Anh K., chủ cửa hiệu, tiết lộ: "Nhóm của con bé này có 4 đứa, quê ở Lâm Đồng, cùng học chung một trường đại học có dính đến 2 chữ "quốc tế". Nghe đâu gia đình con bé này kinh doanh vàng. Mấy đứa trong nhóm nó bố mẹ nếu không phải là cán bộ có chức quyền thì cũng là doanh nhân giàu có. Bởi vậy hàng tụi nó mang đến cầm toàn là hàng chất lượng cao".

Nói về đẳng cấp của những nữ sinh cầm đồ, anh Quyền, người giới thiệu ông Minh, anh K. cho chúng tôi, cũng là chủ hiệu cầm đồ có thâm niên hiện mở tiệm trên đường CMT8 (quận 10), chép miệng: "Tháng trước, một nữ sinh viên năm thứ 2 trường đại học H.B, mối ruột của tôi từ năm lớp 11, đi cùng con nhỏ bạn cưỡi chiếc SH bóng lộn mới đập hộp chưa được tuần lễ đã cầm lấy 20 triệu đồng. 2 tuần sau nó mang đến cọc tiền toàn tờ năm trăm (500.000 đồng) mới cáu đến chuộc xe. Nghe đâu tiền đó do mẹ nó từ nước ngoài gửi về".

"Nô lệ" của game bạo lực và "bệnh" mua sắm

Sau khi đem tài sản thế chấp, các nữ sinh sử dụng số tiền vào mục đích gì? Ông Minh khẳng định: "Các cháu chơi game online đấy. Không chỉ có đám con trai choai choai, đâu mà cả mấy đứa con gái giờ cũng nghiện cái trò chơi bắn giết máu me ấy lắm! Mấy cô bé chơi ngày chơi đêm, chơi sạch cả tiền học phí và để có thể tiếp tục chơi, phải cầm đồ lấy tiền. Có đứa còn to gan bỏ nhà đi bụi, làm thủ lĩnh của nhóm chịu chơi như nó, thuê khách sạn để ở và bắn giết trên mạng".


Sau khi "găm" đôi hoa tai, 2 nữ sinh liền vào tiệm net kẻ chơi game, người dạo quanh các trang mua sắm.

—–
Ông Minh ngán ngẩm cho biết: "Thì hầu như tháng nào cũng có mấy ông bố bà mẹ đến cửa hiệu tôi hoặc chuộc lại laptop, dây chuyền, hoa tai, vòng đeo tay mà tụi nhỏ, đem cầm, hoặc miêu tả hình dáng của ái nữ hỏi nó có từng mang tư trang đến cầm đồ hay không… Có người năn nỉ tôi đừng nhận cầm đồ cho tụi nhỏ bởi nếu có tiền thì tụi nó đổ vào trò chém giết vô bổ trên mạng". Có bận, biết một con bé cầm đồ để lấy tiền chơi game, nhưng tôi vẫn giả vờ hỏi: "Con cầm lấy tiền làm gì?" để dễ lựa lời khuyên bảo. Ai dè vừa dứt câu hỏi, con bé đùng đùng nổi giận, bảo "cha già lắm chuyện, làm gì thì mặc kệ tui" rồi mang sợi dây chuyền sang cầm nơi khác".

Được biết, ngoài chơi game online, không ít nữ sinh còn cầm đồ để thỏa căn bệnh mua sắm. "Xã hội đang hình thành một lớp người trẻ là nô lệ của đồng tiền. Mấy đứa con gái mà tui nhận cầm đồ tiêu tiền như rác. Có đứa mỗi tháng gia đình chu cấp cả chục triệu đồng nhưng vẫn cứ túng thiếu vì mải chạy đua theo đồ hiệu. Hễ có loại thời trang, nước hoa, giày dép, quần áo mới ra lò là tụi nó phải mua bằng được. Khi mua sắm hết tiền hoặc cần tiền để mua món đồ ưng ý, vậy là các ái nữ mang tư trang đi cầm. Sau đó vẽ đủ thứ chuyện như cần tiền đóng học phí, học thêm, giúp bạn bị nạn… để moi tiền gia đình đặng chuộc mấy món đồ đang thế chấp" – anh K chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Tùng, một chuyên viên tư vấn tâm lý cho biết, có nhiều nữ sinh còn cầm đồ lấy tiền tiêu vào việc nhảy nhót tại các quán bar, vũ trường. Không ít trường hợp "đốt" vào các spa (chăm sóc sắc đẹp)… Anh Tùng cảnh báo: "Những hành vi ấy là tín hiệu báo động về lối sống ăn chơi bạt mạng không nghĩ đến ngày mai. Nhưng nghiêm trọng hơn là nó mở đường cho những khuyết tật về nhân cách của các em, biến các em trở thành "nô lệ" của động tiền, rất dễ bị bọn xấu lợi dụng, lôi kéo vào những cạm bẫy khôn lường".

Máy Ảnh Trị Gía 500 Triệu Dành Cho Dân Ăn Chơi

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh nước CHDCND Trung Hoa, hãng Leica đã sản xuất 60 máy ảnh dát 24 cara vàng với giá bán khoảng 543 triệu đồng.

Chỉ có 60 máy ảnh long lanh ánh vàng này được xuất xưởng, với ý nghĩa đánh dấu 60 năm Quốc khánh nước CHNDTH (1949 - 2009).

Chiếc máy ảnh độc đáo này được đặt trong một chiếc hộp, trên máy có dòng chữ với câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông “Long Live The People Republic Of China", ngoài ra trên máy còn có hình ảnh của quảng trường Thiên An Môn - một địa điểm nổi tiếng tại Bắc Kinh.

Leica dát 24 cara vàng có ống kính Summilux- M 50mm f1/4m, chỉ được bán ở Trung Quốc Đại Lục.

Với số lượng có giới hạn này, sản phẩm được bán với giá 199.900 NDT, tức khoảng 29.300USD (tương đương gần 543 triệu đồng).

Dân Ăn Chơi Độ Xe Vespa Với 150.000 Viên Pha lê

CHIẾC VESPA ĐÍNH PHA LÊ TRỊ GIÁ HƠN 6 TỶ VND, ĐẢM BẢO CHẠY LÀ VỪA PHÊ VỪA LA CHO COI Stonerichworld – một công ty của Đức trưng bày mẫu Vespa VVB 150 của những năm 1961 được bao phủ hoàn toàn bằng pha lê Swarovski sáng lấp lánh. Công ty này mất hơn bốn năm để phát triển kỹ thuật gắn các viên pha lê vào xe mà không làm hư màu sơn nguyên thủy. Vespa VVB 150 được trang trí với hơn 150.000 viên pha lê Swarovski và việc này làm cho mẫu xe cổ này có giá lên đến 249,000€ (321,150$).









Dân Ăn Chơi Hà Nội Chi Hàng Chục Triệu Để Ăn Sáng

Thực phẩm “bẩn” len lỏi vào từng ngõ ngách, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng. Trước thực trạng “đụng đâu cũng thấy chất độc”, một bộ phận những người có điều kiện kinh tế khá giả đã chịu chi những khoản tiền không nhỏ để ăn uống ở các nhà hàng sang trọng nhằm đổi lấy sự an toàn. Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng.

Ăn một bát phở giá 750.000 đồng

Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ.

Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát.

Tổng Giám đốc kiêm chủ nhà hàng này cho biết, loại phở giá 500.000 đồng/bát và 750.000 đồng/bát xuất hiện khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Đặc điểm của loại thịt bò dùng cho loại phở này là khi cho vào miệng, miếng thịt sẽ tan nhanh, rất mềm, rất giòn, đậm đà và giàu dinh dưỡng. Thay vì nhà hàng nhúng thịt bò trước, khi ăn bát phở này, khách hàng sẽ tự tay nhúng lấy.

Thay vì nhúng từ trước, khách hàng sẽ tự tay nhúng trực tiếp thịt bào để mọi chất bổ dưỡng đều đi vào bát phở. Giá cao nhất cho một bát phở này là 750.000 đồng.

Hiện nay, số thực khách lựa chọn loại phở đắt nhất này xuất hiện ngày càng nhiều (chính ông chủ nhà hàng này cũng không ngờ món này lại hút khách đến vậy). Song, sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát và phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. Điểm đáng chú ý là trong số những thực khách sử dụng các món phở trên, có nhiều người vì nhu cầu cá nhân chứ không vì phải tiếp khách hay phải chiêu đãi đối tác, vv..

Nhiều người nghe mức giá dành cho một bát phở như trên tỏ ra khá giật mình. Có người còn hóm hỉnh “quy đổi” 1 bát phở bò Kobe gyu ‘5” giá 750.000 đồng ra thành tiền dùng để đi nhậu thì thấy: Khoản tiền 750.000 đồng có thể thoải mái cho một bữa nhậu 4 người với rượu và nhiều món ăn đa dạng!

Nhưng những người như anh Thắng lại không nghĩ vậy. Anh Thắng cho rằng, với tình hình vệ sinh thực phẩm gần như bị thả nổi hiện nay, nếu ăn uống ở những nhà hàng nhỏ lẻ, quán ăn ven đường, … không có hệ thống kiểm tra chất lượng và phát hiện độc chất thì anh không yên tâm.

Anh Thắng bày tỏ: “Tôi không nghĩ tôi đến đây vì thích chơi sang. Đơn giản là vì tôi có thể trả 750.000 đồng cho 1 bát phở mà tôi nghĩ là ngon, an toàn và tôi cảm thấy an tâm, thoải mái vì điều đó”.

Trung bình mỗi tuần anh Thắng đến nhà hàng này ăn phở 2-3 lần. Vào cuối tuần rảnh rỗi hoặc muốn xả stress, anh cũng thường đưa cả vợ, 2 con và ông bà nội ngoại đến ăn cùng, mỗi người có thể chọn loại phở theo sở thích riêng của mình.

“Tôi thấy kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển mạnh và sản sinh ra một tầng lớp giàu có, tiền với họ không phải là vấn đề quá quan trọng. Là chủ nhà hàng này, thời gian gần đây tôi thường xuyên tiếp những gia đình 3 thế hệ đến ăn phở vào mỗi sáng cuối tuần. Cả tiền đồ uống, café, hóa đơn thanh toán cho mỗi lần ăn sáng cũng có thể là gần chục triệu đồng”, chủ nhà hàng cho biết.

Thậm chí, có những vị khách thân quen ăn thường xuyên ở đây đã trên 2 năm, ngày nào nhà hàng cũng phải giữ một chỗ đặc biệt cho vị khách này. Toàn nhà hàng có khoảng 150 chỗ ngồi, nhưng vào giờ cao điểm (7-9h sáng) đều hết sạch chỗ ngồi. Đến ngày cuối tuần, theo lời ông chủ, thì nhiều khách muốn vào ăn còn phải lái xe ô tô chạy nhiều vòng bên ngoài để tìm chỗ đậu xe vì sân nhà hàng đã chật kín xế hộp.

Càng giàu càng ăn sạch

Không chỉ ăn sáng, nhiều người giàu ở Hà Nội chọn ăn trưa hoặc ăn tối cũng ở những nơi sang trọng, đắt đỏ để đạt được cảm giác an tâm.

Bà Thùy Anh, phụ trách truyền thông của khách sạn M. cho biết, khách sạn có đặc thù là thường phục vụ ăn cho khách nước ngoài, khách tham gia hội nghị hội thảo nên đối tượng đến ăn vì nhu cầu cá nhân trước đây xuất hiện không thường xuyên. Nhưng hiện nay thì tình hình đã đổi khác.

“Dù không có một thống kê nào về việc có bao nhiêu người đến đây ăn vì nhu cầu ăn uống cá nhân thông thường nhưng đối tượng cá nhân, hộ gia đình đến đây ăn xuất hiện ngày càng nhiều”, bà Thùy Anh nói.

Để đáp ứng được xu hướng này của khách hàng, khách sạn M. đã đưa ra ngày càng nhiều món ăn thuần Việt hơn và đưa ra một số “gói” sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.

“Cuối tuần chúng tôi có gói ăn sáng kèm ăn trưa cùng, kéo dài từ 9h sáng đến 2h chiều. Giá cho mỗi suất ăn của người lớn là 620.000 đồng, chưa để đồ uống và 10% VAT cùng các chi phí khác. Trên thực tế, rất nhiều người lựa chọn những suất ăn như thế này, số gia đình đi đến 6-7 người vào cuối tuần rất phổ biến và họ đến khá thường xuyên”, bà Thùy Anh nói.

Còn tại chuỗi nhà hàng “bình dân” hơn, một giám đốc Marketing cũng cho biết, lượng khách gia đình đến ăn tại đây cũng chiếm đến khoảng 40%. Những đối tượng đi ăn nhỏ lẻ đến rất thường xuyên.

Các nhà hàng này còn đưa ra những thực đơn có lợi cho sức khỏe với những món ăn nhiều rau để khách hàng lựa chọn, bởi, hiện nay người có điều kiện kinh tế tốt thực sự không tiếc tiền để được sử dụng những gì có lợi nhất cho sức khỏe.

Sốc Với Độ Ăn Chơi Xây Nhà 1000 Tỷ Của Một Giám Đốc

Với tổng diện tích lên đến 18.000m2, ngôi nhà sang trọng của một giám đốc ở TP.HCM sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng và kinh ngạc.

Một ngôi nhà cực rộng lớn và vô cùng sang trọng không thua bất kỳ một khu resort nghĩ dưỡng cao cấp nào nằm ngay khu vực Quận 6 của TP. Hồ Chí Minh sẽ khiến bạn phải “ngỡ ngàng” và “choáng ngợp”. Toàn bộ khuôn viên này với tổng diện tích lên đến 18.000m2 bao gồm những tổ hợp nhà ở, nhà ăn, phòng giải trí, hồ bơi sang trọng và cả một khuôn viên sân vườn rộng đến “kinh ngạc”.

Chủ nhân của ngôi nhà là ông Bùi Văn Ngọ – Giám đốc Công ty TNHH Cơ Khí Công – Nông nghiệp. Ông đã cho xây dựng toàn bộ tổ hợp nhà ở từ năm 2004 và cho đến nay toàn bộ công trình này kỳ công này đã trở thành một niềm tự hào vô cùng to lớn của ông Bùi Văn Ngọ. Thậm chí, ngọn đồi Tiên Nữ là tâm huyết của chủ nhân ngôi nhà cũng đã được xác lập là kỷ lục của Việt Nam. Ngôi nhà với nhiều thế hệ trong một gia đình đã cùng nhau sống một cách vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc trong toàn bộ khuôn viên rộng lớn này.

Sự kì công của ngôi nhà phải kể được đến chính là khoảng khuôn viên sân vườn. Lối đi này lúc nào cũng được chăm sóc một cách chu đáo cẩn thận. Thậm chí, những nhân viên làm vườn ở đây cũng được ở lại trong nhà để có thể thuận tiện hơn trong việc chăm sóc cây cảnh nơi đây.

Bất cứ vị khách nào đến thăm nhà ông Bùi Văn Ngọ cũng đều cảm thấy vô cùng ấn tượng. Không chỉ vì sự sang trọng và rộng lớn của ngôi nhà mà còn vì sự tiếp đãi rất nhiệt tình của chính chủ nhân nơi đây. Những thành viên trong gia đình còn cho biết mỗi khi có dịp lễ, tết,… tất cả mọi người đều tề tựu về đây để cùng nhau vui chơi, ăn uống, đông vui không thua gì đi “hội”…

Dưới đây, mời bạn cùng Chương trình “Chia sẻ không gian sống của chính bạn” đến thăm khu nhà hoành tráng của vị doanh nhân thành đạt này nhé!

Lối đi chính dẫn vào khi nhà được chủ nhân trang trí bằng những chậu hoa cảnh đắt tiền.

Đồi Tiên Nữ ấn tượng với khách ngay khi vừa đặt chân vào khu nhà.

Gian nhà chính

Phòng ăn chính

Phòng giải trí của đại gia đình hoành tráng, hiện đại với các loại nhạc cụ từ piano, dàn trống đến cả ghita.

Bộ sưu tầm rượu “khổng lồ”

Hồ bơi riêng sang trọng nằm ngay trong khuôn viên nhà.

Và hồ Non Nước thơ mộng giúp các thành viên có những giây phút thư giãn, dạo mát.

Dân Ăn Chơi Xây Hồ Bơi Gần 2 Tỷ USD

Hồ bơi San Alfonso nằm trong khu resort San Alfonso del Mar ở Algarrobo, Chile nổi tiếng bởi giữ kỷ lục Guinness ghi nhận là hồ bơi rộng và sâu nhất thế giới.

Hồ bơi hình quả ớt với diện tích 7,7 ha, gần giống hình của đất nước Chile trên bản đồ. Chiều dài của hồ bơi San Alfonso lên đến 1000 mét, sâu 40 mét và chứa 250 triệu lít nước.

Công cuộc xây dựng hồ bơi kéo dài đến 5 năm và tổng chi phí xây dựng ban đầu khoảng 3,5 triệu USD. Theo tính toán gần đây, chi phí xây dựng thực tế gần 2 tỷ USD và gần 4 triệu USD cho hoạt động bảo trì hàng năm.

Ferrnando Fischmann là người láng lập công ty Crystal Lagooons đã sử dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến thiết kế, xây dựng bể bơi bằng cách thức độc đáo. Từ khi mở cửa hồ bơi đã hấp dẫn đông đảo khách du lịch ghé thăm.


Hồ bơi được xây dựng bởi công ty Crystal Lagooons ở Chile, sử dụng nguồn nước đã qua xử lý từ Thái Bình Dương.

Dưới đây là một số hình ảnh của khu hồ bơi.







Nhân Vật Người Sắt Đại Gia Ăn Chơi Của Giới Điện Ảnh

Được tạo nên bởi tác giả Stan Lee từ năm 1963, nhân vật Iron Man là một tỷ phú, một kỹ sư công nghiệp tài giỏi và là người giàu có nhất trong số những siêu anh hùng truyện tranh của hãng Marvel.

Tạo hình truyện tranh của "Người Sắt". Ảnh: Marvel.

Câu chuyện cuộc đời của nhân vật Tony Stark dựa trên bộ truyện tranh của Marvel Comics có thể có những sự khác biệt rất lớn với trên phim, nhưng dù ở trên màn ảnh rộng hay trên những trang giấy thì đây vẫn là siêu anh hùng quyền năng nhất.

Anthony Stark, người thừa kế gia sản kếch xù của cha mẹ để lại, là một nhà đầu tư công nghiệp. Anh bị thương nặng và đơn độc trên một bãi chiến trường ở châu Á sau buổi thử nghiệm loại vũ khí mới do chính tay anh chế tạo cho chính phủ Mỹ. Một mảnh bom đã găm vào ngực anh ở ngay sát tim, buộc Stark phải chế tạo một loại áo giáp đặc biệt không chỉ giúp anh thoát khỏi mối nguy hiểm cận kề, mà còn cứu sống chính mình. Với sự giúp đỡ của một nhà vật lý học tài năng cũng bị bắt giam như mình, Tony Stark tạo nên bộ giáp Người Sắt đầu tiên và đóng vai người hùng khi trở về nhà.

"Người Sắt" được đưa lên màn ảnh rộng lần đầu tiên vào năm 2008. Ảnh: Marvel.

Trong vai Người Sắt, anh đã sử dụng tài năng và trí thông minh của mình để chiến đấu vì lẽ phải. Nhưng trái tim của anh bị hư hại nặng nề sau tai nạn và đã hạn chế Tony rất nhiều. Xung quanh anh là những trợ lý tốt bụng và anh vẫn tiếp tục xây dựng hình ảnh bản thân như một tay chơi có tiếng, đồng thời chiến đấu chống lại kẻ xấu trong vai người “vệ sĩ” bí ẩn của mình, Người Sắt Bất Bại.

Trong truyện, khi vị thần xấu xa Loki muốn trả thù người anh cùng cha khác mẹ của mình - Thor - thì kế hoạch của hắn ta gặp phải trở ngại khi những người anh hùng của Trái Đất đã chung tay với nhau để chống lại hắn ta với cái tên Biệt đội siêu anh hùng (The Avengers).

Người Sắt tham gia vào The Avengers và cả nhóm đã trải qua những trận chiến vô cùng khó khăn với những kẻ thù có sức mạnh không tưởng như Kang - Kẻ xâm lăng, Thủy Thủ Tàu Ngầm, Gã Mù và nhóm Siêu Phản Diện. Trong thời kỳ này, Stark cũng tiếp tục nâng cấp bộ giáp của mình và có một tình bạn thân thiết với Steve Rogers, hay chính là Captain America. Ngay cả sau khi Stark rời khỏi nhóm, thì The Avengers vẫn có sự ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của anh.

Trải qua một giai đoạn dài sống trong bộ áo giáp, Tony Stark cũng có một trái tim nhân tạo để thay thế cho trái tim thật đã hỏng của anh, nhưng những áp lực trong cuộc sống của anh còn lớn hơn rất nhiều so với những nỗi đau thể xác. Những cuộc vui chè chén thường xuyên đã khiến anh trở thành một kẻ nghiện rượu và xa rời với hình ảnh của một Người Sắt Bất Bại. Anh gặp khó khăn cả trong công việc hàng ngày lẫn trong bộ áo giáp quen thuộc của mình. Stark buộc phải đưa bộ giáp cho người trợ lý thân cận của anh, Jim Rhodes, sử dụng và tìm cách cai nghiện.

Tài tử Robert Downey Jr thủ vai Tony Stark trong hai tập phim "Người Sắt" ra mắt năm 2008 và 2010. Ảnh: Marvel.

Luôn cố gắng và kiên cường, Stark đã đánh bại được chứng nghiện rượu của mình, phục hồi sức khỏe và hạ gục kẻ đã khiến cuộc sống của anh trở thành địa ngục, Obadia Stane. Anh cũng trở lại là Người Sắt và chiến đấu cùng nhóm Biệt đội siêu anh hùng miền Tây. Sau đó, Stark đã thực hiện một chiến dịch để khẳng định lại công nghệ áo giáp của anh là số một, bởi đã có quá nhiều kẻ ăn cắp thiết kế của anh để tạo ra những bộ giáp cho riêng chúng. Mặc dù vậy, “Cuộc chiến giáp sắt” của Người Sắt đã không được dân chúng ủng hộ và Tony Stark đã phải sa thải người vệ sĩ mặc giáp của mình để anh có thể tự do hơn trong việc theo đuổi nhiệm vụ này.

Sau khi nâng cấp bộ giáp Người Sắt lên cấp độ 9, nhà phát minh đại tài Stark nhận ra bộ giáp của mình bắt đầu có tri giác và đã rất đau đầu khi phải đối diện với chính sản phẩm mà anh tạo ra. Stark quyết định tiết lộ thân phận Người Sắt của mình với thế giới và nhận được lời mời của Tổng thống tới một cuộc họp bí mật của Bộ Quốc phòng. Như thể cuộc sống của anh chưa đủ phức tạp, Stark đã bị nhân vật phản diện Scarlet Witch thâu tóm và dẫn tới sự việc bẽ mặt của anh tại Liên Hợp Quốc và sự khai trừ của nhóm The Avengers.

Mặc dù từng hoạt động bí mật trong nhiều năm trong lớp áo giáp của Người Sắt, nhưng Tony Stark vẫn đưa ra dự luật “Đăng ký Siêu Nhân” sau khi xảy ra một sự kiện đau thương có liên quan tới việc những siêu anh hùng giết hại người dân vô tội ở Connecticut. Rất nhiều người hùng từ chối đăng ký, không muốn tiết lộ thân phận thật của mình, vì thế Stark dẫn đầu kế hoạch thanh trừng các anh hùng nổi loạn của chính phủ, trong đó có cả người bạn cũ của anh trong nhóm The Avengers, Captain America.

Cuộc “nội chiến” của những siêu anh hùng đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Stark, nhưng cái giá phải trả là cái chết của Steve Rogers, Captain America. Sau đó, một cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh đã khiến lực lượng siêu anh hùng của Trái Đất bị tổn thất nặng nề, vai trò lãnh đạo của Người Sắt đã bị thay thế bởi Norman Osborn - một kẻ trước đó bị coi là phản diện - thủ lĩnh của lực lượng S.H.I.E.L.D.

Bị Norman Osborn săn đuổi và hoàn toàn mất trí, Tony Stark phải trốn ở những nơi hẻo lánh, tìm cách phá hoại lực lượng của Osborn - nhưng lại làm hại chính bộ não của anh. Luôn là một người biết tiên liệu mọi việc, Stark đã tạo ra một bản sao dự phòng cho trí thông minh của mình, và sau một thời gian dài phục hồi, Tony Stark đã trở lại làm Người Sắt để cùng The Avengers đánh bại Osborn trong cuộc vây hãm kẻ độc tài thống trị thành phố huyền bí Asgard.

Người Sắt bên cạnh các đồng đội Hawkeye, The Hulk, Nick Fury, Black Widow, Captain America và Thor trong siêu bom tấn "The Avengers" sắp ra hè này. Ảnh: Marvel.

Sau khi đánh bại Osborn, Tony Stark là một con người hoàn toàn mới. Với một bộ giáp có sức mạnh vô song, Người Sắt kết hợp với nhóm The Avengers mới để vực dậy thế giới và chống lại mọi kẻ thù đe dọa sự an toàn của loài người. Ý trí của Stark một lần nữa bị thử thách khi anh đến gặp Odin, vua của những vị thần, để tìm kiếm một lò rèn người Asgard để chế tạo ra vũ khí cho các siêu anh hùng của Trái đất nhằm chống lại cuộc xâm lăng từ người anh trai tàn bạo của Odin.

Ngừơi Mẹ Ăn Chơi Bán Con Để Lấy Tiền Bao Trai

Nhìn đàn con nheo nhóc và người chồng quê mùa, chất phác, Nguyễn Thị Thủy bỗng thấy cuộc đời mình thật cám cảnh (!).

Đang lúc chán trường thì bỗng đâu một vòng tay mở ra đón lấy Thủy... Bỏ lại tất cả, Thủy chạy theo “tình yêu”, sẵn sàng làm mọi việc, kể cả đem bán đứa con gái bé bỏng của mình để lấy tiền bao nhân tình.

"Tình yêu" mù quáng của người mẹ

Thôn Kim Đới 1, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) mấy ngày nay trở nên xáo động trước việc xảy ra ở nhà vợ chồng Phóng - Thủy. Ai nấy đều không khỏi tức giận, tuôn ra những lời nhiếc móc, xỉ vả người mẹ ác độc đã đem đứa con đẻ của mình đi bán…

Trong căn nhà vắng, từ nay, sẽ chỉ mình anh Phong chăm con

Sau mấy ngày bị tạm giữ ở cơ quan công an, sự căng thẳng, mệt mỏi lộ rõ trên khuôn mặt Thủy. Song, dù có cố gắng tỏ ra đang ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình thì vẻ lạnh lùng dường như là bản tính của Thủy vẫn để lộ ra trong cách ăn nói. Thủy một mực thanh minh rằng, mình chỉ mang con đi… cho chứ không phải là bán con.

Khi hỏi tại sao mang con đi cho Thủy lại nhận tiền mang về thì cô ta im lặng không trả lời(?). Thủy thú nhận, cô ta không thuộc diện xinh đẹp nhưng… có duyên. Khi còn son trẻ, Thủy cũng đã có nhiều người để ý nhưng chưa để ai lọt vào mắt xanh.

Năm 2000, Thủy theo gia đình ra ngoài huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) làm ăn buôn bán. Ở đây, Thủy đã gặp và yêu người đồng hương là anh Đặng Văn Phóng - bộ đội đang đóng quân trên đảo. Đến năm 2001, khi anh Phóng hoàn thành nghĩa vụ thì cũng đồng thời đón Thủy về nhà làm lễ cưới và sinh sống luôn tại quê.

Lấy nhau 10 năm, Thủy đẻ liền 4 lần và được 5 đứa con. Lần cuối cùng là năm 2010, Thủy đẻ sinh đôi được 2 cô con gái là cháu Đặng Nhật Linh và Đặng Thu Anh.

Cũng vì chỉ mải ăn với… đẻ nên từ ngày lấy chồng Thủy chẳng mấy khi phải làm gì. Mọi việc trong nhà đều do một tay chồng Thủy lo hết.

Với nhiều người phụ nữ nông thôn có thể sẽ bằng lòng với cuộc sống như vậy. Thế nhưng với Thủy, nhìn đàn con nheo nhóc và người chồng quê mùa, chất phác, cô ta thấy cuộc đời mình thật cám cảnh. Thủy xem đó là nỗi bất hạnh mà cô ta hoàn toàn không đáng phải nhận.

Đang trong lúc này, Thủy gặp lại P - kém Thủy 5 tuổi, quen nhau cách đây vài năm khi cùng làm công nhân giày da. P là người xã bên cạnh nhưng trước đó do thường xuyên gặp gỡ nên tình cảm chị em khá thân thiết.

Vốn là kẻ ham chơi lại hám… “của lạ” nên nghe Thủy tâm sự về hoàn cảnh của mình dù biết là gái già, đã có đến 5 con rồi nhưng P vẫn không bỏ lỡ cơ hội. P buông lời tán tỉnh, sẵn sàng xin được… chị Thủy tuyển vào làm “phi công trẻ”.

Gặp phải trai trẻ cùng với những lời đường mật của người tình dành cho mà bao lâu nay không có được, Thủy dường như ngập chìm trong men say của tình ái. Lúc nào Thủy cũng kè kè chiếc điện thoại di động bên người để nhắn tin, gọi điện tâm sự, hẹn hò gặp gỡ.

Thậm chí sốt ruột quá, Thủy vờ đi vệ sinh rồi ngồi trong đó gọi điện thoại tâm sự với P. Có khi tranh thủ cả lúc đi rửa bát trốn chồng, rồi gửi con hàng xóm để ra gặp nhân tình...

Có lẽ từ sau khi gặp P, Thủy “ngộ” ra rằng đây mới chính là… tình yêu đích thực của mình. Thủy đã hứa với P sẽ bỏ lại chồng con và sẽ làm… tất cả để giữ lại được tình yêu.

Và nỗi xót xa của người cha suýt… mất con

Trở lại thôn Kim Đới 1 sau vài ngày bé Nhật Linh được lực lượng công an giải cứu đưa từ bên kia biên giới trở về. Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng, trống huơ, trống hoác chẳng có đồ vật nào giá trị hơn chiếc… giường gỗ cũ kỹ vừa là chỗ tiếp khách vừa là chỗ để cả nhà nằm ngủ, anh Phóng cứ ngơ ngơ, ngác khi bà con hàng xóm đến thăm.

Bé Nhật Linh hồn nhiên nô đùa, thỉnh thoảng lại cười ngặt nghẽo mà không hay rằng nó suýt nữa bị đưa đi biệt tích. Anh Phóng cho biết, lúc này lòng anh thật ngổn ngang, chẳng biết mình đang vui hay đang buồn nữa.

“Tôi thật sự thấy mừng vì đứa con gái bé bỏng của tôi đã trở về an toàn, khỏe mạnh. Nhưng tôi thấy buồn vì từ đây gia đình tôi tan đàn xe nghé. Các con tôi không biết bao giờ mới được gặp lại mẹ nó. Và hơn cả là khi các con tôi lớn lên, chúng sẽ nghĩ như thế nào về tội lỗi của mẹ nó” – Anh Phóng tâm sự.

Anh Phóng chia sẻ, cũng chỉ vì mải làm ăn nên anh không để ý đến chuyện người này người kia xì xào bàn tán chuyện vợ anh đi cặp bồ. Thế nhưng sau đó với linh cảm của người đàn ông, anh Phóng cũng đã ngờ ngợ, nhưng vẫn giữ hòa khí mong vợ chồng hòa thuận để chăm lo cho con cái.

Phải đến đầu tháng 4 vừa rồi, khi thấy vợ ra ngoài đi rửa bát đến hàng… giờ đồng hồ không thấy vào, anh ra thì thấy vợ mình đang điện thoại với ai toàn những tình cảm, hứa hẹn với nhau như họ sắp cưới nhau đến nơi rồi.

Anh Phóng cho biết, lúc đó anh cố giữ bình tĩnh, đợi lúc nào đó phù hợp sẽ nói chuyện để vợ nhận ra sai lầm mà từ bỏ. Song, ngay hôm sau đó, khi vợ anh bế một bé nói sang nhà hàng xóm chơi, anh sang thì thấy con được gửi người trông hộ. Anh điện thoại cho vợ về, nói thẳng về mối quan hệ bất chính của vợ, sau đó không quên tát cho một cái cảnh cáo.

Lấy lý do bị chồng hành hạ, đánh đập, ngày hôm sau Thủy bế theo bé Nhật Linh bỏ đi mà không hề nói gì, để lại anh Phóng cùng 4 đứa con nhỏ ở nhà.

Sau khi vợ bế con bỏ đi, anh Phóng dò la biết Thủy đang thuê ở một nhà trọ trên địa bàn quận Dương Kinh và nhiều lần chủ động đi gặp Thủy để làm lành, đồng thời động viên vợ đưa con về. Tuy nhiên Thủy vẫn không đếm xỉa đến lời khuyên bảo của chồng và nhất quyết ở lại nhà trọ.

Đến đầu tháng 5 vừa qua, anh Phóng một lần nữa đến nhà trọ gặp Thủy để thuyết phục thì biết được sự thật tày trời rằng, vợ anh đã mang bé Nhật Linh đi bán để lấy tiền bao tình nhân.

Được Đặng Thị Thủy, SN 1972, là hàng xóm môi giới, vợ anh Phóng đã gặp Phạm Văn Tài, SN 1977 và Phạm Thị Hiền, SN 1974, cùng trú tại tổ 7, phường Hoà Nghĩa (quận Dương Kinh) để “kết nối” với Trần Thị Hảo, SN 1976, HKTT tại quận Dương Kinh, hiện có chồng người Trung Quốc để cùng lên kế hoạch “giúp” Thủy bán con sang bên kia biên giới.

Sau khi thỏa thuận xong giá cả bán cháu Nhật Linh lấy 20 triệu đồng, chiều ngày 13/4, Tài đã cùng Hảo đến nhà Đặng Thị Thuỷ để nhận mặt cháu Nhật Linh. Sau khi nhận tiền, Thủy đã không ngần ngại ký giấy bán con cho nhóm của Hảo để lấy tiền phục vụ cho cuộc tình của mình.

Ngày 14/4, Thuỷ đã giao cô con gái mới 15 tháng tuổi cho nhóm của Hảo. Do cháu còn quá bé, Thủy đã đi cùng cả nhóm đưa cháu Nhật Linh sang bên kia biên giới để giao cháu cho người nuôi.

Đến ngày 7/5, khi đã cùng người tình ăn tiêu hết số tiền 20 triệu đồng bán con, tranh thủ lúc không có người ở nhà Thủy đã mò về định lấy giấy khai sinh của bé Nhật Linh hoàn tất việc mua bán và quần áo để bỏ trốn thì bị hàng xóm phát hiện hô hoán cùng anh Phóng bắt giữ giao cho chính quyền.

Đại Gia Ăn Chơi Săn Tìm Đàn Gà Chín Cựa

Anh chàng Nguyên Trâu lại còn nói như kiểu đánh đố: “Chúng ta sẽ đi chén lễ vật hỏi vợ của Sơn Tinh. Món này dâng Vua Hùng đấy. Chén món này, chúng ta sẽ làm vua”. Lê Đình Nguyên cười sảng khoái với cái ý nghĩ sắp được ăn lễ vật dâng Vua Hùng.

Ngày cuối năm, đang bận rộn với việc về quê nghỉ ngơi, thì họa sĩ Lê Đình Nguyên (thường gọi là Nguyên Trâu – vì từng có triển lãm về trâu gỗ gây tiếng vang) gọi điện: “Ê, nhà báo. Mai đi xơi lễ vật hỏi vợ của Sơn Tinh nhé!”.

Tôi quen họa sĩ Lê Đình Nguyên đã ngót chục năm nay và rất hiểu tính anh. Chỉ có 2 thứ mà anh quan tâm nhất trong cuộc đời mình, là đẽo trâu và chén món ngon vật lạ.

Họa sĩ Lê Đình Nguyên đục trâu gỗ.

Nhưng hơn một năm nay, cảm hứng sáng tạo của anh chàng họa sĩ này đã tịt hẳn. Thay vì thả hồn với cây vẽ, với đục, thì anh vác đơn đi kiện. Nhìn cái tướng ông họa sĩ, với mũ vải đội ngược, tóc búi củ hành, cổ đeo nanh hổ, áo in hình đầu lâu, quần thùng thình túi hộp, đi giày da méo mó không tất, cưỡi con xe to đùng với tiếng nổ đùng đoàng, tôi thấy nó chẳng hợp với người đi kiện tí nào cả.

Nhưng Lê Đình Nguyên bảo, không kiện thì không sống được, không vẽ, không đẽo được. Cái bà Giám đốc nhà hát Múa rối Trung ương chẳng đụng chạm gì đến anh, chẳng chèn ép đày đọa anh, nhưng anh không chịu nổi vì bà đuổi việc sai luật người khác.

Anh càng không chịu nổi khi mà theo anh, bà giám đốc chẳng có chuyên môn nghệ thuật gì lại được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan nghệ thuật và giới họa sĩ ở nhà hát. Sự việc chỉ có dăm thứ bà rằn cũng đã giết chết tâm hồn nghệ thuật của Lê Đình Nguyên.

Một góc bản Cỏi trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ngay từ năm ngoái, sau khi kết thúc triển lãm Trâu Nguyên, bán những con trâu gỗ với giá hàng chục ngàn USD, Lê Đình Nguyên đã mơ về một con rồng. Anh muốn đẽo một con rồng với thân hình chữ S, con rồng thực sự của nước Việt khao khát bay lên. Nhưng cả năm nay, anh không cầm nổi cây cọ, không nhấc nổi đục. Cảm hứng hết sạch rồi. Chỉ đi uống rượu và chén món lạ thôi.

Tôi rất ấn tượng với cái cảnh Lê Đình Nguyên khoái trá ngồi gác chân lên ghế giữa quán xá lịch sự nơi hà thành vênh mặt rít thuốc, nhả khói. Kiếm được con cà cuống nào là anh lại gọi tôi. Cà cuống nướng tại bàn ăn, dậy mùi thơm lừng, khiến cả quán nhậu ngơ ngác. Chỉ có bia với cà cuống thôi, mà thấy đời như lên tiên.

5 giờ sáng, họa sĩ Lê Đình Nguyên cùng với một số nghệ sĩ đã cười nói toe toét ở bờ Hồ Tây. Rồi chúng tôi lên đường.

Tác giả và một chú gà 6 cựa ở bản Cỏi.

Anh chàng Nguyên Trâu lại còn nói như kiểu đánh đố: “Chúng ta sẽ đi chén lễ vật hỏi vợ của Sơn Tinh. Món này dâng Vua Hùng đấy. Chén món này, chúng ta sẽ làm vua”. Lê Đình Nguyên cười sảng khoái với cái ý nghĩ sắp được ăn lễ vật dâng Vua Hùng.

Mấy anh bạn họa sĩ kia thì ngơ ngác không rõ món gì. Ông đoán là bọ xít, ông đoán dế mèn, ông đoán thịt hổ, ông đoán rùa Hồ Gươm, lại có ông đoán món đặc sản rêu đá ở Phú Thọ.

Tôi cứ tủm tỉm cười coi như không biết, kệ anh họa sĩ già với tâm hồn ngây thơ như đứa trẻ kia được khoái trá với bí mật có một không hai của mình. Nhắc đến mấy chữ lễ vật Vua Hùng thì tôi đã biết ngay là món gì. Voi chín ngà thì kiếm đâu ra, ngựa chín hồng mao cũng chả có, chỉ có gà chín cựa vẫn còn ở núi rừng Xuân Sơn.



Gà mái 6 cựa ở bản Cỏi.

Nhắc đến món gà chín cựa, tôi chợt nhớ lại cái này cách nay đã 10 năm, tập tọe đi viết phóng sự. Hồi đó vẫn đang là sinh viên năm cuối đại học. Tôi và anh bạn cùng lớp, giờ là Công an Phú Thọ, vật lộn với chiếc xe win 100 cả ngày mới đến được Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ngày đó đường vào Xuân Sơn thật khủng khiếp với đá hộc lởm chởm, đường dốc ngược, vực thẳm hun hút, suối sâu ngập đến yên xe. Năm đó, đường vào Xuân Sơn mới được mở, đại ngàn Xuân Sơn với những bản người Dao, Mường vừa lộ ra khỏi rừng già.

Xã Xuân Sơn nằm toàn bộ trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Khi đó, hổ vừa mới tuyệt chủng, nhưng báo thì vẫn còn nhiều. Trăn mắt võng to như cây chuối treo lủng lẳng trong rừng, suối vẫn còn cá anh vũ tiến vua (giờ giá mấy chục triệu một kg) và đồng bào vẫn giữ nguyên vẹn những tục lệ và hủ tục từ ngàn xưa.

Khách quý mới được gặm những chiếc chân gà này.

Những đứa trẻ sinh ra, nếu chỉ bị một dị tật nhỏ, cha mẹ sẽ đan một cái rổ tre, đặt con vào, rồi treo lủng lẳng trên ngọn cây, để chết vì đói, chết vì khát, chết vì kiến đốt, chết vì thú ăn, trăn nuốt… Thôi thì đủ kiểu chết tê tái cõi lòng.

Những đứa trẻ may mắn được người Kinh vào Xuân Sơn xây dựng kinh tế mới cứu sống, giờ vẫn còn đó như một minh chứng cho hủ tục đau lòng từng tồn tại ở những bản làng cách biệt với thế giới văn minh.

Quay lại chuyện gà chín cựa. Ngày đó, tôi và anh bạn phải cuốc bộ từ trung tâm xã (nói là trung tâm xã cho oai, chứ có mỗi cái trụ sở xã bé tẹo và cái nhà sàn để kiểm lâm ở, tiếp khách) mất nửa ngày mới vào đến bản Cỏi. Chỉ có một con đường rộng ngót một mét, luồn lách trong rừng, với vắt nhiều như vãi trấu. Nghĩ lại mà ghê cả người.

Họa sĩ Lê Đình Nguyên và “lễ vật của Sơn Tinh”.

Bản Cỏi nằm giữa thung lũng đẹp tuyệt vời, với con suối Cỏi thơ mộng chảy qua. Bao bọc xung quanh là những dãy núi, lúc nào cũng có mây vờn trên đỉnh.

Cuốc bộ vào đến bản thì đêm tối mịt mùng vây quanh. Trưởng bản Lý Phúc Lâm bảo: “Hầy dà, lâu lắm mới thấy có người Kinh vào bản ta chơi, vui phải biết. Tối nay ở nhà ta uống rượu, rồi ngủ nghỉ lại. Người Dao ta nghèo, nhưng tấm lòng rộng mở. Thung lũng Cỏi nhiều gà, nhiều lợn, nhiều rau, nhiều thóc, nên không sợ đói đâu. Ở lại bao nhiêu ngày cũng được”.

Mấy chén rượu nồng đã tây tây, thì bà vợ ông trưởng bản bê lên một đĩa thịt gà bốc khói nghi ngút. Ông Lâm trịnh trọng dùng tay nhặt cho tôi một cái chân và cho anh bạn Nguyễn Kiên Cường một cái.

Cái thứ gà leo núi thì chân có mà dai như dây thừng. Nhưng tục lệ bản Dao tiếp khách quý bằng chân gà, nên tôi xúc động lắm.


Cầm chiếc chân gà đưa lên miệng, tôi dụi mắt mấy lần, nhưng nhìn vẫn ra 4 cái cựa. Tôi tưởng mình say rượu hoa mắt, nhưng không phải, chính xác là một cái chân gà mà có tới 4 cựa, 2 chân thì là 8 cựa. Tôi đếm đi đếm lại vẫn ra con số đó.

Khi đó, nghĩ rờn rợn, nhưng chủ nhà quý, thì phải nhiệt tình, nên tôi gặm hết cả mấy cái cựa. Miếng thịt của con “gà quái thai” ngon, dai, ngọt tận chân răng. Đúng là gà núi, gà đồi, gà nuôi trên mây có khác.

Cơm no rượu say rồi, tôi mới hỏi ông trưởng bản rằng: “Con gà của bác hình như nó bị nhiễm cái loại chất độc mà người dưới xuôi gọi là dioxin bác ạ. Gọi là chất độc da cam cũng được”.

Ông Lâm cười rung cả căn nhà sàn bên con suối nước chảy âm âm. Ông bảo: “Người Kinh tưởng ta không biết cái thứ chất độc ấy sao. Ta đã từng đi bộ đội, đánh nhau sống mái ở vùng giặc Mỹ rải chất độc da cam ấy chứ. Gà của ta không phải gà quái thai đâu, gà xịn đấy. Nó có nhiều cựa lắm”.

Sớm hôm sau, vừa ra khỏi chăn, việc đầu tiên của tôi là xông ra chuồng gà. Vợ ông Lâm đang vãi ngô cho gà ăn, rồi mở chuồng cho chúng chạy túa lua lên đỉnh núi, vào rừng tự kiếm mồi. Tôi nhìn kỹ từng chân tên gà một, tên nào tên nấy có cả chùm cựa…

Vị đại gia này đã mổ chú gà 9 cựa vào dịp giao thừa năm ngoái. Anh đặt lên ban thờ tổ tiên mời các cụ thụ trước, rồi mới đánh chén. Xơi gà 9 cựa rồi, thì coi như đã thành… vua!

Trên đường du ngoạn lên Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ) ăn lễ vật của Sơn Tinh, bao cảm xúc của chuyến vào rừng từ 10 năm trước ùa về, với những kỷ niệm về rừng rú khó có thể quên.

Mặc dù phát hiện ra giống gà nhiều cựa (thôi thì cứ gọi là gà 9 cựa) từ 10 năm trước, nhưng quả thực, Xuân Sơn có nhiều thứ thú vị quá, nên khi đó tôi chẳng có liên hệ gì với ông Vua Hùng thứ 18 cách đây hàng ngàn năm. Ngày tôi khám phá hang động, núi non, đêm theo trai bản đi ngủ thăm ở nhà các sơn nữ.

Bản Cỏi như tiên cảnh.

Rồi câu chuyện về món “gà quái thai” giữa đêm tối bịt bùng Xuân Sơn cũng rơi vào quên lãng. Cho đến một ngày, cách nay chừng 5 năm, anh bạn đồng nghiệp Đinh Vũ của tôi ở Báo Phú Thọ vào bản Cỏi, cũng được ông Lâm đãi món thịt gà, cũng được ông trân trọng gắp cho đôi chân có cả chùm cựa.

Thế là, thứ gà 9 cựa của Vua Hùng đã nổi tiếng ầm ĩ. Các nhà báo thi nhau kéo lên tìm hiểu. Gà 9 cựa sôi sục trên mặt báo. Đã có không biết bao nhiêu bao nhiêu nhà nghiên cứu lên Xuân Sơn, không biết bao nhiêu cuộc hội thảo để tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử giống gà, đánh giá thực trạng và tìm biện pháp bảo tồn. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng rơi sạch vào quên lãng.

Chú gà mới nở đã mọc 6 cựa dài ngoằng.
Chuồng ấp gà 9 cựa.

Thậm chí, nhiều đại gia ở Việt Trì đã thực hiện giấc mơ làm giàu bằng gà 9 cựa. Nhiều anh đã đầu tư trang trại hàng tỷ đồng rồi mua nửa số gà trong bản Cỏi đem về thả, rồi cứ ao ước rằng, trăm con gà kia sẽ đẻ ra ngàn con, ngàn con sẽ đẻ ra vạn con… Cứ theo cấp số nhân mà tính, giống gà 9 cựa ấy sẽ đem về cho chủ gia trang cả núi vàng.

Mơ ước của các ông chủ gia trang chẳng phải viển vông. Con gà 9 cựa kia cũng chỉ ăn ngô, ăn thóc như giống gà khác thôi mà, trong khi giá trị của nó thì rất lớn.

Đàn gà 9 cựa nhà cựu trưởng bản Cỏi Lý Phúc Lâm

Nhưng rồi, tất cả các dự án nuôi gà 9 cựa đều thất bại, bởi vì giống gà ấy hễ ra khỏi rừng Xuân Sơn là héo hon dần và… chết. Điều này thật lạ lùng, nhưng nó cũng là lời lý giải vì sao không đâu khác, chỉ núi rừng Xuân Sơn, chỉ cái bản Cỏi heo hút giữa đại ngàn, giữa những dãy núi điệp trùng kia mới có loại gà kỳ dị.

Ngày giáp tết dương lịch, các cơ quan được nghỉ mấy ngày, nhưng đường vào Vườn Quốc gia Xuân Sơn tịnh không có bóng xe chạy qua lại. Trung tâm xã vắng hoe. Khung cảnh yên bình của Xuân Sơn đúng là thần tiên.

Họa sĩ Nguyên Trâu đuổi bắt gà 9 cựa.

Đường vào bản Cỏi giờ ô tô đã chạy bon bon, xuyên qua những tán rừng với những thân cây mấy người ôm. Thung lũng Cỏi hiện ra như trong cổ tích. Bản người Dao thanh bình ẩn hiện bên con suối Cỏi nước chảy ào ào.

Ông Lý Phúc Lâm giờ không làm trưởng bản Cỏi nữa. Ông đã già, nên giao lại công việc ấy cho người khác. Ông chỉ chuyên tâm vào việc nuôi nấng, chăm sóc, nhân giống loài gà 9 cựa.

Ông Lâm hướng mặt về phía ngọn núi chìm trong mây mù sau nhà, tru “mỏ” cất tiếng “túc túc…túc túc…”. Một lát sau, vài tên gà te tua chạy về. Ông vãi ngô ra sân, chúng giáng cái mỏ côm cốp xuống nền gạch nhặt ngô. Tôi ngó mãi cũng không thấy chú gà 9 cựa nào, chỉ có 6 cựa. Giống gà này ở bản Cỏi, dù chân chúng có 6 cựa, 8 cựa thì cũng đều được gọi bằng cái tên chung là gà 9 cựa.

Họa sĩ Nguyên Trâu sung sướng khi tóm được chú gà 9 cựa.

Sáng nào cũng vậy, ông Lâm đều mở chuồng cho bọn gà vào rừng tự kiếm ăn. Cứ đến nhập nhoạng tối là chúng tự mò về chuồng. Đêm rắn rết mò ra, hùm beo mò về, cáo chồn đi kiếm ăn, nên bọn gà chả dại gì ngủ trong rừng. Trời chưa tối, có gọi thế nào chúng cũng không về. May ra có vài tên ngại vào rừng kiếm ăn, vơ vẩn gần nhà thì mò về theo tiếng gọi mà thôi.

Nhà ông Lâm có tới 300 tên gà nhiều cựa. Giá cả giống gà này thì vô cùng. Gà 6 cựa giá 300 đến 500 ngàn đồng một kg, gà 8 cựa thì khá hiếm, nên giá phải từ 2-3 triệu đồng/kg. Như vậy, một chú gà 8 cựa, cũng có giá 5-10 triệu đồng tùy cân nặng nhẹ.

Gà có đầy đủ 9 cựa thì hiếm lắm, hiếm như loài báo gấm sắp tuyệt chủng trong rừng Xuân Sơn. Những chú gà mang đủ 9 cựa phải được ghi vào sách đỏ chứ nhỉ?

Nửa đêm bế gà ra bờ Hồ Tây… chụp ảnh!

Từ xưa đến nay, số gà có đủ 9 cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà 9 cựa, thì chả khác nào có được con gà bằng vàng ròng. Với con gà đủ 9 cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kể giá nào.

Theo ông Lâm, người dưới xuôi lên đây săn tìm gà 9 cựa ráo riết lắm. Họ đặt cả chục triệu cốt để tìm được một con gà đủ 9 cựa. Ông bảo, có lẽ, đến cả trăm triệu đồng cho một con gà người ta cũng sẵn sàng mua. Thực tế, đã có đại gia cây cảnh siêu giàu ở Việt Trì mà tôi thân quen đã chi 100 triệu đồng để có được một chú gà 9 cựa từ tay một con buôn.

Dù là “vua” gà 9 cựa, song ông Lý Phúc Lâm vẫn rất nghèo.

Vị đại gia này đã mổ chú gà 9 cựa vào dịp giao thừa năm ngoái. Anh đặt lên ban thờ tổ tiên mời các cụ thụ trước, rồi mới đánh chén. Xơi gà 9 cựa rồi, thì coi như đã thành… vua! Hiện anh vẫn giữ đôi chân gà với một chân 5 cựa, một chân 4 cựa trên bàn thờ làm kỷ niệm và khách đến chơi không quên đem ra khoe. Đôi chân gà để cả năm nay vẫn sáng hồng như mới luộc, rất kỳ lạ.

Với đồng bào bản Cỏi, số tiền 100 triệu đồng cho một con gà quả là khủng khiếp, nhưng với các đại gia, dù tốn một trăm triệu hay một tỷ đồng, mà được chìm trong cảm giác làm vua, thì cũng không đáng gì. Phú quý sinh lễ nghĩa là vì thế.

Đang miên man với những câu chuyện giá trị trời ơi của gà chín cựa, tôi chợt nhìn lại cơ ngơi của vợ chồng “vua” gà 9 cựa Lý Phúc Lâm. Rõ ràng ông Lâm sở hữu không những nhiều giống gà này nhất bản Cỏi, mà có lẽ còn nhất Việt Nam. Thế nhưng, vợ chồng ông vẫn sống trong ngôi nhà tuềnh toàng, chẳng thấy có thứ gì giá trị. Chuyện thật khó hiểu!

truyen dam