Dân Ăn Chơi Độ Xe Vespa Với 150.000 Viên Pha lê

CHIẾC VESPA ĐÍNH PHA LÊ TRỊ GIÁ HƠN 6 TỶ VND, ĐẢM BẢO CHẠY LÀ VỪA PHÊ VỪA LA CHO COI Stonerichworld – một công ty của Đức trưng bày mẫu Vespa VVB 150 của những năm 1961 được bao phủ hoàn toàn bằng pha lê Swarovski sáng lấp lánh. Công ty này mất hơn bốn năm để phát triển kỹ thuật gắn các viên pha lê vào xe mà không làm hư màu sơn nguyên thủy. Vespa VVB 150 được trang trí với hơn 150.000 viên pha lê Swarovski và việc này làm cho mẫu xe cổ này có giá lên đến 249,000€ (321,150$).









Dân Ăn Chơi Hà Nội Chi Hàng Chục Triệu Để Ăn Sáng

Thực phẩm “bẩn” len lỏi vào từng ngõ ngách, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng. Trước thực trạng “đụng đâu cũng thấy chất độc”, một bộ phận những người có điều kiện kinh tế khá giả đã chịu chi những khoản tiền không nhỏ để ăn uống ở các nhà hàng sang trọng nhằm đổi lấy sự an toàn. Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng.

Ăn một bát phở giá 750.000 đồng

Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ.

Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát.

Tổng Giám đốc kiêm chủ nhà hàng này cho biết, loại phở giá 500.000 đồng/bát và 750.000 đồng/bát xuất hiện khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Đặc điểm của loại thịt bò dùng cho loại phở này là khi cho vào miệng, miếng thịt sẽ tan nhanh, rất mềm, rất giòn, đậm đà và giàu dinh dưỡng. Thay vì nhà hàng nhúng thịt bò trước, khi ăn bát phở này, khách hàng sẽ tự tay nhúng lấy.

Thay vì nhúng từ trước, khách hàng sẽ tự tay nhúng trực tiếp thịt bào để mọi chất bổ dưỡng đều đi vào bát phở. Giá cao nhất cho một bát phở này là 750.000 đồng.

Hiện nay, số thực khách lựa chọn loại phở đắt nhất này xuất hiện ngày càng nhiều (chính ông chủ nhà hàng này cũng không ngờ món này lại hút khách đến vậy). Song, sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát và phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. Điểm đáng chú ý là trong số những thực khách sử dụng các món phở trên, có nhiều người vì nhu cầu cá nhân chứ không vì phải tiếp khách hay phải chiêu đãi đối tác, vv..

Nhiều người nghe mức giá dành cho một bát phở như trên tỏ ra khá giật mình. Có người còn hóm hỉnh “quy đổi” 1 bát phở bò Kobe gyu ‘5” giá 750.000 đồng ra thành tiền dùng để đi nhậu thì thấy: Khoản tiền 750.000 đồng có thể thoải mái cho một bữa nhậu 4 người với rượu và nhiều món ăn đa dạng!

Nhưng những người như anh Thắng lại không nghĩ vậy. Anh Thắng cho rằng, với tình hình vệ sinh thực phẩm gần như bị thả nổi hiện nay, nếu ăn uống ở những nhà hàng nhỏ lẻ, quán ăn ven đường, … không có hệ thống kiểm tra chất lượng và phát hiện độc chất thì anh không yên tâm.

Anh Thắng bày tỏ: “Tôi không nghĩ tôi đến đây vì thích chơi sang. Đơn giản là vì tôi có thể trả 750.000 đồng cho 1 bát phở mà tôi nghĩ là ngon, an toàn và tôi cảm thấy an tâm, thoải mái vì điều đó”.

Trung bình mỗi tuần anh Thắng đến nhà hàng này ăn phở 2-3 lần. Vào cuối tuần rảnh rỗi hoặc muốn xả stress, anh cũng thường đưa cả vợ, 2 con và ông bà nội ngoại đến ăn cùng, mỗi người có thể chọn loại phở theo sở thích riêng của mình.

“Tôi thấy kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển mạnh và sản sinh ra một tầng lớp giàu có, tiền với họ không phải là vấn đề quá quan trọng. Là chủ nhà hàng này, thời gian gần đây tôi thường xuyên tiếp những gia đình 3 thế hệ đến ăn phở vào mỗi sáng cuối tuần. Cả tiền đồ uống, café, hóa đơn thanh toán cho mỗi lần ăn sáng cũng có thể là gần chục triệu đồng”, chủ nhà hàng cho biết.

Thậm chí, có những vị khách thân quen ăn thường xuyên ở đây đã trên 2 năm, ngày nào nhà hàng cũng phải giữ một chỗ đặc biệt cho vị khách này. Toàn nhà hàng có khoảng 150 chỗ ngồi, nhưng vào giờ cao điểm (7-9h sáng) đều hết sạch chỗ ngồi. Đến ngày cuối tuần, theo lời ông chủ, thì nhiều khách muốn vào ăn còn phải lái xe ô tô chạy nhiều vòng bên ngoài để tìm chỗ đậu xe vì sân nhà hàng đã chật kín xế hộp.

Càng giàu càng ăn sạch

Không chỉ ăn sáng, nhiều người giàu ở Hà Nội chọn ăn trưa hoặc ăn tối cũng ở những nơi sang trọng, đắt đỏ để đạt được cảm giác an tâm.

Bà Thùy Anh, phụ trách truyền thông của khách sạn M. cho biết, khách sạn có đặc thù là thường phục vụ ăn cho khách nước ngoài, khách tham gia hội nghị hội thảo nên đối tượng đến ăn vì nhu cầu cá nhân trước đây xuất hiện không thường xuyên. Nhưng hiện nay thì tình hình đã đổi khác.

“Dù không có một thống kê nào về việc có bao nhiêu người đến đây ăn vì nhu cầu ăn uống cá nhân thông thường nhưng đối tượng cá nhân, hộ gia đình đến đây ăn xuất hiện ngày càng nhiều”, bà Thùy Anh nói.

Để đáp ứng được xu hướng này của khách hàng, khách sạn M. đã đưa ra ngày càng nhiều món ăn thuần Việt hơn và đưa ra một số “gói” sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.

“Cuối tuần chúng tôi có gói ăn sáng kèm ăn trưa cùng, kéo dài từ 9h sáng đến 2h chiều. Giá cho mỗi suất ăn của người lớn là 620.000 đồng, chưa để đồ uống và 10% VAT cùng các chi phí khác. Trên thực tế, rất nhiều người lựa chọn những suất ăn như thế này, số gia đình đi đến 6-7 người vào cuối tuần rất phổ biến và họ đến khá thường xuyên”, bà Thùy Anh nói.

Còn tại chuỗi nhà hàng “bình dân” hơn, một giám đốc Marketing cũng cho biết, lượng khách gia đình đến ăn tại đây cũng chiếm đến khoảng 40%. Những đối tượng đi ăn nhỏ lẻ đến rất thường xuyên.

Các nhà hàng này còn đưa ra những thực đơn có lợi cho sức khỏe với những món ăn nhiều rau để khách hàng lựa chọn, bởi, hiện nay người có điều kiện kinh tế tốt thực sự không tiếc tiền để được sử dụng những gì có lợi nhất cho sức khỏe.

Sốc Với Độ Ăn Chơi Xây Nhà 1000 Tỷ Của Một Giám Đốc

Với tổng diện tích lên đến 18.000m2, ngôi nhà sang trọng của một giám đốc ở TP.HCM sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng và kinh ngạc.

Một ngôi nhà cực rộng lớn và vô cùng sang trọng không thua bất kỳ một khu resort nghĩ dưỡng cao cấp nào nằm ngay khu vực Quận 6 của TP. Hồ Chí Minh sẽ khiến bạn phải “ngỡ ngàng” và “choáng ngợp”. Toàn bộ khuôn viên này với tổng diện tích lên đến 18.000m2 bao gồm những tổ hợp nhà ở, nhà ăn, phòng giải trí, hồ bơi sang trọng và cả một khuôn viên sân vườn rộng đến “kinh ngạc”.

Chủ nhân của ngôi nhà là ông Bùi Văn Ngọ – Giám đốc Công ty TNHH Cơ Khí Công – Nông nghiệp. Ông đã cho xây dựng toàn bộ tổ hợp nhà ở từ năm 2004 và cho đến nay toàn bộ công trình này kỳ công này đã trở thành một niềm tự hào vô cùng to lớn của ông Bùi Văn Ngọ. Thậm chí, ngọn đồi Tiên Nữ là tâm huyết của chủ nhân ngôi nhà cũng đã được xác lập là kỷ lục của Việt Nam. Ngôi nhà với nhiều thế hệ trong một gia đình đã cùng nhau sống một cách vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc trong toàn bộ khuôn viên rộng lớn này.

Sự kì công của ngôi nhà phải kể được đến chính là khoảng khuôn viên sân vườn. Lối đi này lúc nào cũng được chăm sóc một cách chu đáo cẩn thận. Thậm chí, những nhân viên làm vườn ở đây cũng được ở lại trong nhà để có thể thuận tiện hơn trong việc chăm sóc cây cảnh nơi đây.

Bất cứ vị khách nào đến thăm nhà ông Bùi Văn Ngọ cũng đều cảm thấy vô cùng ấn tượng. Không chỉ vì sự sang trọng và rộng lớn của ngôi nhà mà còn vì sự tiếp đãi rất nhiệt tình của chính chủ nhân nơi đây. Những thành viên trong gia đình còn cho biết mỗi khi có dịp lễ, tết,… tất cả mọi người đều tề tựu về đây để cùng nhau vui chơi, ăn uống, đông vui không thua gì đi “hội”…

Dưới đây, mời bạn cùng Chương trình “Chia sẻ không gian sống của chính bạn” đến thăm khu nhà hoành tráng của vị doanh nhân thành đạt này nhé!

Lối đi chính dẫn vào khi nhà được chủ nhân trang trí bằng những chậu hoa cảnh đắt tiền.

Đồi Tiên Nữ ấn tượng với khách ngay khi vừa đặt chân vào khu nhà.

Gian nhà chính

Phòng ăn chính

Phòng giải trí của đại gia đình hoành tráng, hiện đại với các loại nhạc cụ từ piano, dàn trống đến cả ghita.

Bộ sưu tầm rượu “khổng lồ”

Hồ bơi riêng sang trọng nằm ngay trong khuôn viên nhà.

Và hồ Non Nước thơ mộng giúp các thành viên có những giây phút thư giãn, dạo mát.

Dân Ăn Chơi Xây Hồ Bơi Gần 2 Tỷ USD

Hồ bơi San Alfonso nằm trong khu resort San Alfonso del Mar ở Algarrobo, Chile nổi tiếng bởi giữ kỷ lục Guinness ghi nhận là hồ bơi rộng và sâu nhất thế giới.

Hồ bơi hình quả ớt với diện tích 7,7 ha, gần giống hình của đất nước Chile trên bản đồ. Chiều dài của hồ bơi San Alfonso lên đến 1000 mét, sâu 40 mét và chứa 250 triệu lít nước.

Công cuộc xây dựng hồ bơi kéo dài đến 5 năm và tổng chi phí xây dựng ban đầu khoảng 3,5 triệu USD. Theo tính toán gần đây, chi phí xây dựng thực tế gần 2 tỷ USD và gần 4 triệu USD cho hoạt động bảo trì hàng năm.

Ferrnando Fischmann là người láng lập công ty Crystal Lagooons đã sử dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến thiết kế, xây dựng bể bơi bằng cách thức độc đáo. Từ khi mở cửa hồ bơi đã hấp dẫn đông đảo khách du lịch ghé thăm.


Hồ bơi được xây dựng bởi công ty Crystal Lagooons ở Chile, sử dụng nguồn nước đã qua xử lý từ Thái Bình Dương.

Dưới đây là một số hình ảnh của khu hồ bơi.







Nhân Vật Người Sắt Đại Gia Ăn Chơi Của Giới Điện Ảnh

Được tạo nên bởi tác giả Stan Lee từ năm 1963, nhân vật Iron Man là một tỷ phú, một kỹ sư công nghiệp tài giỏi và là người giàu có nhất trong số những siêu anh hùng truyện tranh của hãng Marvel.

Tạo hình truyện tranh của "Người Sắt". Ảnh: Marvel.

Câu chuyện cuộc đời của nhân vật Tony Stark dựa trên bộ truyện tranh của Marvel Comics có thể có những sự khác biệt rất lớn với trên phim, nhưng dù ở trên màn ảnh rộng hay trên những trang giấy thì đây vẫn là siêu anh hùng quyền năng nhất.

Anthony Stark, người thừa kế gia sản kếch xù của cha mẹ để lại, là một nhà đầu tư công nghiệp. Anh bị thương nặng và đơn độc trên một bãi chiến trường ở châu Á sau buổi thử nghiệm loại vũ khí mới do chính tay anh chế tạo cho chính phủ Mỹ. Một mảnh bom đã găm vào ngực anh ở ngay sát tim, buộc Stark phải chế tạo một loại áo giáp đặc biệt không chỉ giúp anh thoát khỏi mối nguy hiểm cận kề, mà còn cứu sống chính mình. Với sự giúp đỡ của một nhà vật lý học tài năng cũng bị bắt giam như mình, Tony Stark tạo nên bộ giáp Người Sắt đầu tiên và đóng vai người hùng khi trở về nhà.

"Người Sắt" được đưa lên màn ảnh rộng lần đầu tiên vào năm 2008. Ảnh: Marvel.

Trong vai Người Sắt, anh đã sử dụng tài năng và trí thông minh của mình để chiến đấu vì lẽ phải. Nhưng trái tim của anh bị hư hại nặng nề sau tai nạn và đã hạn chế Tony rất nhiều. Xung quanh anh là những trợ lý tốt bụng và anh vẫn tiếp tục xây dựng hình ảnh bản thân như một tay chơi có tiếng, đồng thời chiến đấu chống lại kẻ xấu trong vai người “vệ sĩ” bí ẩn của mình, Người Sắt Bất Bại.

Trong truyện, khi vị thần xấu xa Loki muốn trả thù người anh cùng cha khác mẹ của mình - Thor - thì kế hoạch của hắn ta gặp phải trở ngại khi những người anh hùng của Trái Đất đã chung tay với nhau để chống lại hắn ta với cái tên Biệt đội siêu anh hùng (The Avengers).

Người Sắt tham gia vào The Avengers và cả nhóm đã trải qua những trận chiến vô cùng khó khăn với những kẻ thù có sức mạnh không tưởng như Kang - Kẻ xâm lăng, Thủy Thủ Tàu Ngầm, Gã Mù và nhóm Siêu Phản Diện. Trong thời kỳ này, Stark cũng tiếp tục nâng cấp bộ giáp của mình và có một tình bạn thân thiết với Steve Rogers, hay chính là Captain America. Ngay cả sau khi Stark rời khỏi nhóm, thì The Avengers vẫn có sự ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của anh.

Trải qua một giai đoạn dài sống trong bộ áo giáp, Tony Stark cũng có một trái tim nhân tạo để thay thế cho trái tim thật đã hỏng của anh, nhưng những áp lực trong cuộc sống của anh còn lớn hơn rất nhiều so với những nỗi đau thể xác. Những cuộc vui chè chén thường xuyên đã khiến anh trở thành một kẻ nghiện rượu và xa rời với hình ảnh của một Người Sắt Bất Bại. Anh gặp khó khăn cả trong công việc hàng ngày lẫn trong bộ áo giáp quen thuộc của mình. Stark buộc phải đưa bộ giáp cho người trợ lý thân cận của anh, Jim Rhodes, sử dụng và tìm cách cai nghiện.

Tài tử Robert Downey Jr thủ vai Tony Stark trong hai tập phim "Người Sắt" ra mắt năm 2008 và 2010. Ảnh: Marvel.

Luôn cố gắng và kiên cường, Stark đã đánh bại được chứng nghiện rượu của mình, phục hồi sức khỏe và hạ gục kẻ đã khiến cuộc sống của anh trở thành địa ngục, Obadia Stane. Anh cũng trở lại là Người Sắt và chiến đấu cùng nhóm Biệt đội siêu anh hùng miền Tây. Sau đó, Stark đã thực hiện một chiến dịch để khẳng định lại công nghệ áo giáp của anh là số một, bởi đã có quá nhiều kẻ ăn cắp thiết kế của anh để tạo ra những bộ giáp cho riêng chúng. Mặc dù vậy, “Cuộc chiến giáp sắt” của Người Sắt đã không được dân chúng ủng hộ và Tony Stark đã phải sa thải người vệ sĩ mặc giáp của mình để anh có thể tự do hơn trong việc theo đuổi nhiệm vụ này.

Sau khi nâng cấp bộ giáp Người Sắt lên cấp độ 9, nhà phát minh đại tài Stark nhận ra bộ giáp của mình bắt đầu có tri giác và đã rất đau đầu khi phải đối diện với chính sản phẩm mà anh tạo ra. Stark quyết định tiết lộ thân phận Người Sắt của mình với thế giới và nhận được lời mời của Tổng thống tới một cuộc họp bí mật của Bộ Quốc phòng. Như thể cuộc sống của anh chưa đủ phức tạp, Stark đã bị nhân vật phản diện Scarlet Witch thâu tóm và dẫn tới sự việc bẽ mặt của anh tại Liên Hợp Quốc và sự khai trừ của nhóm The Avengers.

Mặc dù từng hoạt động bí mật trong nhiều năm trong lớp áo giáp của Người Sắt, nhưng Tony Stark vẫn đưa ra dự luật “Đăng ký Siêu Nhân” sau khi xảy ra một sự kiện đau thương có liên quan tới việc những siêu anh hùng giết hại người dân vô tội ở Connecticut. Rất nhiều người hùng từ chối đăng ký, không muốn tiết lộ thân phận thật của mình, vì thế Stark dẫn đầu kế hoạch thanh trừng các anh hùng nổi loạn của chính phủ, trong đó có cả người bạn cũ của anh trong nhóm The Avengers, Captain America.

Cuộc “nội chiến” của những siêu anh hùng đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Stark, nhưng cái giá phải trả là cái chết của Steve Rogers, Captain America. Sau đó, một cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh đã khiến lực lượng siêu anh hùng của Trái Đất bị tổn thất nặng nề, vai trò lãnh đạo của Người Sắt đã bị thay thế bởi Norman Osborn - một kẻ trước đó bị coi là phản diện - thủ lĩnh của lực lượng S.H.I.E.L.D.

Bị Norman Osborn săn đuổi và hoàn toàn mất trí, Tony Stark phải trốn ở những nơi hẻo lánh, tìm cách phá hoại lực lượng của Osborn - nhưng lại làm hại chính bộ não của anh. Luôn là một người biết tiên liệu mọi việc, Stark đã tạo ra một bản sao dự phòng cho trí thông minh của mình, và sau một thời gian dài phục hồi, Tony Stark đã trở lại làm Người Sắt để cùng The Avengers đánh bại Osborn trong cuộc vây hãm kẻ độc tài thống trị thành phố huyền bí Asgard.

Người Sắt bên cạnh các đồng đội Hawkeye, The Hulk, Nick Fury, Black Widow, Captain America và Thor trong siêu bom tấn "The Avengers" sắp ra hè này. Ảnh: Marvel.

Sau khi đánh bại Osborn, Tony Stark là một con người hoàn toàn mới. Với một bộ giáp có sức mạnh vô song, Người Sắt kết hợp với nhóm The Avengers mới để vực dậy thế giới và chống lại mọi kẻ thù đe dọa sự an toàn của loài người. Ý trí của Stark một lần nữa bị thử thách khi anh đến gặp Odin, vua của những vị thần, để tìm kiếm một lò rèn người Asgard để chế tạo ra vũ khí cho các siêu anh hùng của Trái đất nhằm chống lại cuộc xâm lăng từ người anh trai tàn bạo của Odin.

Ngừơi Mẹ Ăn Chơi Bán Con Để Lấy Tiền Bao Trai

Nhìn đàn con nheo nhóc và người chồng quê mùa, chất phác, Nguyễn Thị Thủy bỗng thấy cuộc đời mình thật cám cảnh (!).

Đang lúc chán trường thì bỗng đâu một vòng tay mở ra đón lấy Thủy... Bỏ lại tất cả, Thủy chạy theo “tình yêu”, sẵn sàng làm mọi việc, kể cả đem bán đứa con gái bé bỏng của mình để lấy tiền bao nhân tình.

"Tình yêu" mù quáng của người mẹ

Thôn Kim Đới 1, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) mấy ngày nay trở nên xáo động trước việc xảy ra ở nhà vợ chồng Phóng - Thủy. Ai nấy đều không khỏi tức giận, tuôn ra những lời nhiếc móc, xỉ vả người mẹ ác độc đã đem đứa con đẻ của mình đi bán…

Trong căn nhà vắng, từ nay, sẽ chỉ mình anh Phong chăm con

Sau mấy ngày bị tạm giữ ở cơ quan công an, sự căng thẳng, mệt mỏi lộ rõ trên khuôn mặt Thủy. Song, dù có cố gắng tỏ ra đang ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình thì vẻ lạnh lùng dường như là bản tính của Thủy vẫn để lộ ra trong cách ăn nói. Thủy một mực thanh minh rằng, mình chỉ mang con đi… cho chứ không phải là bán con.

Khi hỏi tại sao mang con đi cho Thủy lại nhận tiền mang về thì cô ta im lặng không trả lời(?). Thủy thú nhận, cô ta không thuộc diện xinh đẹp nhưng… có duyên. Khi còn son trẻ, Thủy cũng đã có nhiều người để ý nhưng chưa để ai lọt vào mắt xanh.

Năm 2000, Thủy theo gia đình ra ngoài huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) làm ăn buôn bán. Ở đây, Thủy đã gặp và yêu người đồng hương là anh Đặng Văn Phóng - bộ đội đang đóng quân trên đảo. Đến năm 2001, khi anh Phóng hoàn thành nghĩa vụ thì cũng đồng thời đón Thủy về nhà làm lễ cưới và sinh sống luôn tại quê.

Lấy nhau 10 năm, Thủy đẻ liền 4 lần và được 5 đứa con. Lần cuối cùng là năm 2010, Thủy đẻ sinh đôi được 2 cô con gái là cháu Đặng Nhật Linh và Đặng Thu Anh.

Cũng vì chỉ mải ăn với… đẻ nên từ ngày lấy chồng Thủy chẳng mấy khi phải làm gì. Mọi việc trong nhà đều do một tay chồng Thủy lo hết.

Với nhiều người phụ nữ nông thôn có thể sẽ bằng lòng với cuộc sống như vậy. Thế nhưng với Thủy, nhìn đàn con nheo nhóc và người chồng quê mùa, chất phác, cô ta thấy cuộc đời mình thật cám cảnh. Thủy xem đó là nỗi bất hạnh mà cô ta hoàn toàn không đáng phải nhận.

Đang trong lúc này, Thủy gặp lại P - kém Thủy 5 tuổi, quen nhau cách đây vài năm khi cùng làm công nhân giày da. P là người xã bên cạnh nhưng trước đó do thường xuyên gặp gỡ nên tình cảm chị em khá thân thiết.

Vốn là kẻ ham chơi lại hám… “của lạ” nên nghe Thủy tâm sự về hoàn cảnh của mình dù biết là gái già, đã có đến 5 con rồi nhưng P vẫn không bỏ lỡ cơ hội. P buông lời tán tỉnh, sẵn sàng xin được… chị Thủy tuyển vào làm “phi công trẻ”.

Gặp phải trai trẻ cùng với những lời đường mật của người tình dành cho mà bao lâu nay không có được, Thủy dường như ngập chìm trong men say của tình ái. Lúc nào Thủy cũng kè kè chiếc điện thoại di động bên người để nhắn tin, gọi điện tâm sự, hẹn hò gặp gỡ.

Thậm chí sốt ruột quá, Thủy vờ đi vệ sinh rồi ngồi trong đó gọi điện thoại tâm sự với P. Có khi tranh thủ cả lúc đi rửa bát trốn chồng, rồi gửi con hàng xóm để ra gặp nhân tình...

Có lẽ từ sau khi gặp P, Thủy “ngộ” ra rằng đây mới chính là… tình yêu đích thực của mình. Thủy đã hứa với P sẽ bỏ lại chồng con và sẽ làm… tất cả để giữ lại được tình yêu.

Và nỗi xót xa của người cha suýt… mất con

Trở lại thôn Kim Đới 1 sau vài ngày bé Nhật Linh được lực lượng công an giải cứu đưa từ bên kia biên giới trở về. Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng, trống huơ, trống hoác chẳng có đồ vật nào giá trị hơn chiếc… giường gỗ cũ kỹ vừa là chỗ tiếp khách vừa là chỗ để cả nhà nằm ngủ, anh Phóng cứ ngơ ngơ, ngác khi bà con hàng xóm đến thăm.

Bé Nhật Linh hồn nhiên nô đùa, thỉnh thoảng lại cười ngặt nghẽo mà không hay rằng nó suýt nữa bị đưa đi biệt tích. Anh Phóng cho biết, lúc này lòng anh thật ngổn ngang, chẳng biết mình đang vui hay đang buồn nữa.

“Tôi thật sự thấy mừng vì đứa con gái bé bỏng của tôi đã trở về an toàn, khỏe mạnh. Nhưng tôi thấy buồn vì từ đây gia đình tôi tan đàn xe nghé. Các con tôi không biết bao giờ mới được gặp lại mẹ nó. Và hơn cả là khi các con tôi lớn lên, chúng sẽ nghĩ như thế nào về tội lỗi của mẹ nó” – Anh Phóng tâm sự.

Anh Phóng chia sẻ, cũng chỉ vì mải làm ăn nên anh không để ý đến chuyện người này người kia xì xào bàn tán chuyện vợ anh đi cặp bồ. Thế nhưng sau đó với linh cảm của người đàn ông, anh Phóng cũng đã ngờ ngợ, nhưng vẫn giữ hòa khí mong vợ chồng hòa thuận để chăm lo cho con cái.

Phải đến đầu tháng 4 vừa rồi, khi thấy vợ ra ngoài đi rửa bát đến hàng… giờ đồng hồ không thấy vào, anh ra thì thấy vợ mình đang điện thoại với ai toàn những tình cảm, hứa hẹn với nhau như họ sắp cưới nhau đến nơi rồi.

Anh Phóng cho biết, lúc đó anh cố giữ bình tĩnh, đợi lúc nào đó phù hợp sẽ nói chuyện để vợ nhận ra sai lầm mà từ bỏ. Song, ngay hôm sau đó, khi vợ anh bế một bé nói sang nhà hàng xóm chơi, anh sang thì thấy con được gửi người trông hộ. Anh điện thoại cho vợ về, nói thẳng về mối quan hệ bất chính của vợ, sau đó không quên tát cho một cái cảnh cáo.

Lấy lý do bị chồng hành hạ, đánh đập, ngày hôm sau Thủy bế theo bé Nhật Linh bỏ đi mà không hề nói gì, để lại anh Phóng cùng 4 đứa con nhỏ ở nhà.

Sau khi vợ bế con bỏ đi, anh Phóng dò la biết Thủy đang thuê ở một nhà trọ trên địa bàn quận Dương Kinh và nhiều lần chủ động đi gặp Thủy để làm lành, đồng thời động viên vợ đưa con về. Tuy nhiên Thủy vẫn không đếm xỉa đến lời khuyên bảo của chồng và nhất quyết ở lại nhà trọ.

Đến đầu tháng 5 vừa qua, anh Phóng một lần nữa đến nhà trọ gặp Thủy để thuyết phục thì biết được sự thật tày trời rằng, vợ anh đã mang bé Nhật Linh đi bán để lấy tiền bao tình nhân.

Được Đặng Thị Thủy, SN 1972, là hàng xóm môi giới, vợ anh Phóng đã gặp Phạm Văn Tài, SN 1977 và Phạm Thị Hiền, SN 1974, cùng trú tại tổ 7, phường Hoà Nghĩa (quận Dương Kinh) để “kết nối” với Trần Thị Hảo, SN 1976, HKTT tại quận Dương Kinh, hiện có chồng người Trung Quốc để cùng lên kế hoạch “giúp” Thủy bán con sang bên kia biên giới.

Sau khi thỏa thuận xong giá cả bán cháu Nhật Linh lấy 20 triệu đồng, chiều ngày 13/4, Tài đã cùng Hảo đến nhà Đặng Thị Thuỷ để nhận mặt cháu Nhật Linh. Sau khi nhận tiền, Thủy đã không ngần ngại ký giấy bán con cho nhóm của Hảo để lấy tiền phục vụ cho cuộc tình của mình.

Ngày 14/4, Thuỷ đã giao cô con gái mới 15 tháng tuổi cho nhóm của Hảo. Do cháu còn quá bé, Thủy đã đi cùng cả nhóm đưa cháu Nhật Linh sang bên kia biên giới để giao cháu cho người nuôi.

Đến ngày 7/5, khi đã cùng người tình ăn tiêu hết số tiền 20 triệu đồng bán con, tranh thủ lúc không có người ở nhà Thủy đã mò về định lấy giấy khai sinh của bé Nhật Linh hoàn tất việc mua bán và quần áo để bỏ trốn thì bị hàng xóm phát hiện hô hoán cùng anh Phóng bắt giữ giao cho chính quyền.

Đại Gia Ăn Chơi Săn Tìm Đàn Gà Chín Cựa

Anh chàng Nguyên Trâu lại còn nói như kiểu đánh đố: “Chúng ta sẽ đi chén lễ vật hỏi vợ của Sơn Tinh. Món này dâng Vua Hùng đấy. Chén món này, chúng ta sẽ làm vua”. Lê Đình Nguyên cười sảng khoái với cái ý nghĩ sắp được ăn lễ vật dâng Vua Hùng.

Ngày cuối năm, đang bận rộn với việc về quê nghỉ ngơi, thì họa sĩ Lê Đình Nguyên (thường gọi là Nguyên Trâu – vì từng có triển lãm về trâu gỗ gây tiếng vang) gọi điện: “Ê, nhà báo. Mai đi xơi lễ vật hỏi vợ của Sơn Tinh nhé!”.

Tôi quen họa sĩ Lê Đình Nguyên đã ngót chục năm nay và rất hiểu tính anh. Chỉ có 2 thứ mà anh quan tâm nhất trong cuộc đời mình, là đẽo trâu và chén món ngon vật lạ.

Họa sĩ Lê Đình Nguyên đục trâu gỗ.

Nhưng hơn một năm nay, cảm hứng sáng tạo của anh chàng họa sĩ này đã tịt hẳn. Thay vì thả hồn với cây vẽ, với đục, thì anh vác đơn đi kiện. Nhìn cái tướng ông họa sĩ, với mũ vải đội ngược, tóc búi củ hành, cổ đeo nanh hổ, áo in hình đầu lâu, quần thùng thình túi hộp, đi giày da méo mó không tất, cưỡi con xe to đùng với tiếng nổ đùng đoàng, tôi thấy nó chẳng hợp với người đi kiện tí nào cả.

Nhưng Lê Đình Nguyên bảo, không kiện thì không sống được, không vẽ, không đẽo được. Cái bà Giám đốc nhà hát Múa rối Trung ương chẳng đụng chạm gì đến anh, chẳng chèn ép đày đọa anh, nhưng anh không chịu nổi vì bà đuổi việc sai luật người khác.

Anh càng không chịu nổi khi mà theo anh, bà giám đốc chẳng có chuyên môn nghệ thuật gì lại được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan nghệ thuật và giới họa sĩ ở nhà hát. Sự việc chỉ có dăm thứ bà rằn cũng đã giết chết tâm hồn nghệ thuật của Lê Đình Nguyên.

Một góc bản Cỏi trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ngay từ năm ngoái, sau khi kết thúc triển lãm Trâu Nguyên, bán những con trâu gỗ với giá hàng chục ngàn USD, Lê Đình Nguyên đã mơ về một con rồng. Anh muốn đẽo một con rồng với thân hình chữ S, con rồng thực sự của nước Việt khao khát bay lên. Nhưng cả năm nay, anh không cầm nổi cây cọ, không nhấc nổi đục. Cảm hứng hết sạch rồi. Chỉ đi uống rượu và chén món lạ thôi.

Tôi rất ấn tượng với cái cảnh Lê Đình Nguyên khoái trá ngồi gác chân lên ghế giữa quán xá lịch sự nơi hà thành vênh mặt rít thuốc, nhả khói. Kiếm được con cà cuống nào là anh lại gọi tôi. Cà cuống nướng tại bàn ăn, dậy mùi thơm lừng, khiến cả quán nhậu ngơ ngác. Chỉ có bia với cà cuống thôi, mà thấy đời như lên tiên.

5 giờ sáng, họa sĩ Lê Đình Nguyên cùng với một số nghệ sĩ đã cười nói toe toét ở bờ Hồ Tây. Rồi chúng tôi lên đường.

Tác giả và một chú gà 6 cựa ở bản Cỏi.

Anh chàng Nguyên Trâu lại còn nói như kiểu đánh đố: “Chúng ta sẽ đi chén lễ vật hỏi vợ của Sơn Tinh. Món này dâng Vua Hùng đấy. Chén món này, chúng ta sẽ làm vua”. Lê Đình Nguyên cười sảng khoái với cái ý nghĩ sắp được ăn lễ vật dâng Vua Hùng.

Mấy anh bạn họa sĩ kia thì ngơ ngác không rõ món gì. Ông đoán là bọ xít, ông đoán dế mèn, ông đoán thịt hổ, ông đoán rùa Hồ Gươm, lại có ông đoán món đặc sản rêu đá ở Phú Thọ.

Tôi cứ tủm tỉm cười coi như không biết, kệ anh họa sĩ già với tâm hồn ngây thơ như đứa trẻ kia được khoái trá với bí mật có một không hai của mình. Nhắc đến mấy chữ lễ vật Vua Hùng thì tôi đã biết ngay là món gì. Voi chín ngà thì kiếm đâu ra, ngựa chín hồng mao cũng chả có, chỉ có gà chín cựa vẫn còn ở núi rừng Xuân Sơn.



Gà mái 6 cựa ở bản Cỏi.

Nhắc đến món gà chín cựa, tôi chợt nhớ lại cái này cách nay đã 10 năm, tập tọe đi viết phóng sự. Hồi đó vẫn đang là sinh viên năm cuối đại học. Tôi và anh bạn cùng lớp, giờ là Công an Phú Thọ, vật lộn với chiếc xe win 100 cả ngày mới đến được Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ngày đó đường vào Xuân Sơn thật khủng khiếp với đá hộc lởm chởm, đường dốc ngược, vực thẳm hun hút, suối sâu ngập đến yên xe. Năm đó, đường vào Xuân Sơn mới được mở, đại ngàn Xuân Sơn với những bản người Dao, Mường vừa lộ ra khỏi rừng già.

Xã Xuân Sơn nằm toàn bộ trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Khi đó, hổ vừa mới tuyệt chủng, nhưng báo thì vẫn còn nhiều. Trăn mắt võng to như cây chuối treo lủng lẳng trong rừng, suối vẫn còn cá anh vũ tiến vua (giờ giá mấy chục triệu một kg) và đồng bào vẫn giữ nguyên vẹn những tục lệ và hủ tục từ ngàn xưa.

Khách quý mới được gặm những chiếc chân gà này.

Những đứa trẻ sinh ra, nếu chỉ bị một dị tật nhỏ, cha mẹ sẽ đan một cái rổ tre, đặt con vào, rồi treo lủng lẳng trên ngọn cây, để chết vì đói, chết vì khát, chết vì kiến đốt, chết vì thú ăn, trăn nuốt… Thôi thì đủ kiểu chết tê tái cõi lòng.

Những đứa trẻ may mắn được người Kinh vào Xuân Sơn xây dựng kinh tế mới cứu sống, giờ vẫn còn đó như một minh chứng cho hủ tục đau lòng từng tồn tại ở những bản làng cách biệt với thế giới văn minh.

Quay lại chuyện gà chín cựa. Ngày đó, tôi và anh bạn phải cuốc bộ từ trung tâm xã (nói là trung tâm xã cho oai, chứ có mỗi cái trụ sở xã bé tẹo và cái nhà sàn để kiểm lâm ở, tiếp khách) mất nửa ngày mới vào đến bản Cỏi. Chỉ có một con đường rộng ngót một mét, luồn lách trong rừng, với vắt nhiều như vãi trấu. Nghĩ lại mà ghê cả người.

Họa sĩ Lê Đình Nguyên và “lễ vật của Sơn Tinh”.

Bản Cỏi nằm giữa thung lũng đẹp tuyệt vời, với con suối Cỏi thơ mộng chảy qua. Bao bọc xung quanh là những dãy núi, lúc nào cũng có mây vờn trên đỉnh.

Cuốc bộ vào đến bản thì đêm tối mịt mùng vây quanh. Trưởng bản Lý Phúc Lâm bảo: “Hầy dà, lâu lắm mới thấy có người Kinh vào bản ta chơi, vui phải biết. Tối nay ở nhà ta uống rượu, rồi ngủ nghỉ lại. Người Dao ta nghèo, nhưng tấm lòng rộng mở. Thung lũng Cỏi nhiều gà, nhiều lợn, nhiều rau, nhiều thóc, nên không sợ đói đâu. Ở lại bao nhiêu ngày cũng được”.

Mấy chén rượu nồng đã tây tây, thì bà vợ ông trưởng bản bê lên một đĩa thịt gà bốc khói nghi ngút. Ông Lâm trịnh trọng dùng tay nhặt cho tôi một cái chân và cho anh bạn Nguyễn Kiên Cường một cái.

Cái thứ gà leo núi thì chân có mà dai như dây thừng. Nhưng tục lệ bản Dao tiếp khách quý bằng chân gà, nên tôi xúc động lắm.


Cầm chiếc chân gà đưa lên miệng, tôi dụi mắt mấy lần, nhưng nhìn vẫn ra 4 cái cựa. Tôi tưởng mình say rượu hoa mắt, nhưng không phải, chính xác là một cái chân gà mà có tới 4 cựa, 2 chân thì là 8 cựa. Tôi đếm đi đếm lại vẫn ra con số đó.

Khi đó, nghĩ rờn rợn, nhưng chủ nhà quý, thì phải nhiệt tình, nên tôi gặm hết cả mấy cái cựa. Miếng thịt của con “gà quái thai” ngon, dai, ngọt tận chân răng. Đúng là gà núi, gà đồi, gà nuôi trên mây có khác.

Cơm no rượu say rồi, tôi mới hỏi ông trưởng bản rằng: “Con gà của bác hình như nó bị nhiễm cái loại chất độc mà người dưới xuôi gọi là dioxin bác ạ. Gọi là chất độc da cam cũng được”.

Ông Lâm cười rung cả căn nhà sàn bên con suối nước chảy âm âm. Ông bảo: “Người Kinh tưởng ta không biết cái thứ chất độc ấy sao. Ta đã từng đi bộ đội, đánh nhau sống mái ở vùng giặc Mỹ rải chất độc da cam ấy chứ. Gà của ta không phải gà quái thai đâu, gà xịn đấy. Nó có nhiều cựa lắm”.

Sớm hôm sau, vừa ra khỏi chăn, việc đầu tiên của tôi là xông ra chuồng gà. Vợ ông Lâm đang vãi ngô cho gà ăn, rồi mở chuồng cho chúng chạy túa lua lên đỉnh núi, vào rừng tự kiếm mồi. Tôi nhìn kỹ từng chân tên gà một, tên nào tên nấy có cả chùm cựa…

Vị đại gia này đã mổ chú gà 9 cựa vào dịp giao thừa năm ngoái. Anh đặt lên ban thờ tổ tiên mời các cụ thụ trước, rồi mới đánh chén. Xơi gà 9 cựa rồi, thì coi như đã thành… vua!

Trên đường du ngoạn lên Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ) ăn lễ vật của Sơn Tinh, bao cảm xúc của chuyến vào rừng từ 10 năm trước ùa về, với những kỷ niệm về rừng rú khó có thể quên.

Mặc dù phát hiện ra giống gà nhiều cựa (thôi thì cứ gọi là gà 9 cựa) từ 10 năm trước, nhưng quả thực, Xuân Sơn có nhiều thứ thú vị quá, nên khi đó tôi chẳng có liên hệ gì với ông Vua Hùng thứ 18 cách đây hàng ngàn năm. Ngày tôi khám phá hang động, núi non, đêm theo trai bản đi ngủ thăm ở nhà các sơn nữ.

Bản Cỏi như tiên cảnh.

Rồi câu chuyện về món “gà quái thai” giữa đêm tối bịt bùng Xuân Sơn cũng rơi vào quên lãng. Cho đến một ngày, cách nay chừng 5 năm, anh bạn đồng nghiệp Đinh Vũ của tôi ở Báo Phú Thọ vào bản Cỏi, cũng được ông Lâm đãi món thịt gà, cũng được ông trân trọng gắp cho đôi chân có cả chùm cựa.

Thế là, thứ gà 9 cựa của Vua Hùng đã nổi tiếng ầm ĩ. Các nhà báo thi nhau kéo lên tìm hiểu. Gà 9 cựa sôi sục trên mặt báo. Đã có không biết bao nhiêu bao nhiêu nhà nghiên cứu lên Xuân Sơn, không biết bao nhiêu cuộc hội thảo để tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử giống gà, đánh giá thực trạng và tìm biện pháp bảo tồn. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng rơi sạch vào quên lãng.

Chú gà mới nở đã mọc 6 cựa dài ngoằng.
Chuồng ấp gà 9 cựa.

Thậm chí, nhiều đại gia ở Việt Trì đã thực hiện giấc mơ làm giàu bằng gà 9 cựa. Nhiều anh đã đầu tư trang trại hàng tỷ đồng rồi mua nửa số gà trong bản Cỏi đem về thả, rồi cứ ao ước rằng, trăm con gà kia sẽ đẻ ra ngàn con, ngàn con sẽ đẻ ra vạn con… Cứ theo cấp số nhân mà tính, giống gà 9 cựa ấy sẽ đem về cho chủ gia trang cả núi vàng.

Mơ ước của các ông chủ gia trang chẳng phải viển vông. Con gà 9 cựa kia cũng chỉ ăn ngô, ăn thóc như giống gà khác thôi mà, trong khi giá trị của nó thì rất lớn.

Đàn gà 9 cựa nhà cựu trưởng bản Cỏi Lý Phúc Lâm

Nhưng rồi, tất cả các dự án nuôi gà 9 cựa đều thất bại, bởi vì giống gà ấy hễ ra khỏi rừng Xuân Sơn là héo hon dần và… chết. Điều này thật lạ lùng, nhưng nó cũng là lời lý giải vì sao không đâu khác, chỉ núi rừng Xuân Sơn, chỉ cái bản Cỏi heo hút giữa đại ngàn, giữa những dãy núi điệp trùng kia mới có loại gà kỳ dị.

Ngày giáp tết dương lịch, các cơ quan được nghỉ mấy ngày, nhưng đường vào Vườn Quốc gia Xuân Sơn tịnh không có bóng xe chạy qua lại. Trung tâm xã vắng hoe. Khung cảnh yên bình của Xuân Sơn đúng là thần tiên.

Họa sĩ Nguyên Trâu đuổi bắt gà 9 cựa.

Đường vào bản Cỏi giờ ô tô đã chạy bon bon, xuyên qua những tán rừng với những thân cây mấy người ôm. Thung lũng Cỏi hiện ra như trong cổ tích. Bản người Dao thanh bình ẩn hiện bên con suối Cỏi nước chảy ào ào.

Ông Lý Phúc Lâm giờ không làm trưởng bản Cỏi nữa. Ông đã già, nên giao lại công việc ấy cho người khác. Ông chỉ chuyên tâm vào việc nuôi nấng, chăm sóc, nhân giống loài gà 9 cựa.

Ông Lâm hướng mặt về phía ngọn núi chìm trong mây mù sau nhà, tru “mỏ” cất tiếng “túc túc…túc túc…”. Một lát sau, vài tên gà te tua chạy về. Ông vãi ngô ra sân, chúng giáng cái mỏ côm cốp xuống nền gạch nhặt ngô. Tôi ngó mãi cũng không thấy chú gà 9 cựa nào, chỉ có 6 cựa. Giống gà này ở bản Cỏi, dù chân chúng có 6 cựa, 8 cựa thì cũng đều được gọi bằng cái tên chung là gà 9 cựa.

Họa sĩ Nguyên Trâu sung sướng khi tóm được chú gà 9 cựa.

Sáng nào cũng vậy, ông Lâm đều mở chuồng cho bọn gà vào rừng tự kiếm ăn. Cứ đến nhập nhoạng tối là chúng tự mò về chuồng. Đêm rắn rết mò ra, hùm beo mò về, cáo chồn đi kiếm ăn, nên bọn gà chả dại gì ngủ trong rừng. Trời chưa tối, có gọi thế nào chúng cũng không về. May ra có vài tên ngại vào rừng kiếm ăn, vơ vẩn gần nhà thì mò về theo tiếng gọi mà thôi.

Nhà ông Lâm có tới 300 tên gà nhiều cựa. Giá cả giống gà này thì vô cùng. Gà 6 cựa giá 300 đến 500 ngàn đồng một kg, gà 8 cựa thì khá hiếm, nên giá phải từ 2-3 triệu đồng/kg. Như vậy, một chú gà 8 cựa, cũng có giá 5-10 triệu đồng tùy cân nặng nhẹ.

Gà có đầy đủ 9 cựa thì hiếm lắm, hiếm như loài báo gấm sắp tuyệt chủng trong rừng Xuân Sơn. Những chú gà mang đủ 9 cựa phải được ghi vào sách đỏ chứ nhỉ?

Nửa đêm bế gà ra bờ Hồ Tây… chụp ảnh!

Từ xưa đến nay, số gà có đủ 9 cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà 9 cựa, thì chả khác nào có được con gà bằng vàng ròng. Với con gà đủ 9 cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kể giá nào.

Theo ông Lâm, người dưới xuôi lên đây săn tìm gà 9 cựa ráo riết lắm. Họ đặt cả chục triệu cốt để tìm được một con gà đủ 9 cựa. Ông bảo, có lẽ, đến cả trăm triệu đồng cho một con gà người ta cũng sẵn sàng mua. Thực tế, đã có đại gia cây cảnh siêu giàu ở Việt Trì mà tôi thân quen đã chi 100 triệu đồng để có được một chú gà 9 cựa từ tay một con buôn.

Dù là “vua” gà 9 cựa, song ông Lý Phúc Lâm vẫn rất nghèo.

Vị đại gia này đã mổ chú gà 9 cựa vào dịp giao thừa năm ngoái. Anh đặt lên ban thờ tổ tiên mời các cụ thụ trước, rồi mới đánh chén. Xơi gà 9 cựa rồi, thì coi như đã thành… vua! Hiện anh vẫn giữ đôi chân gà với một chân 5 cựa, một chân 4 cựa trên bàn thờ làm kỷ niệm và khách đến chơi không quên đem ra khoe. Đôi chân gà để cả năm nay vẫn sáng hồng như mới luộc, rất kỳ lạ.

Với đồng bào bản Cỏi, số tiền 100 triệu đồng cho một con gà quả là khủng khiếp, nhưng với các đại gia, dù tốn một trăm triệu hay một tỷ đồng, mà được chìm trong cảm giác làm vua, thì cũng không đáng gì. Phú quý sinh lễ nghĩa là vì thế.

Đang miên man với những câu chuyện giá trị trời ơi của gà chín cựa, tôi chợt nhìn lại cơ ngơi của vợ chồng “vua” gà 9 cựa Lý Phúc Lâm. Rõ ràng ông Lâm sở hữu không những nhiều giống gà này nhất bản Cỏi, mà có lẽ còn nhất Việt Nam. Thế nhưng, vợ chồng ông vẫn sống trong ngôi nhà tuềnh toàng, chẳng thấy có thứ gì giá trị. Chuyện thật khó hiểu!

Những Món Hàng Xa Xỉ Dành Cho Dân Ăn Chơi

Nếu bạn là một chủ doanh nhân thành đạt muốn thưởng cho nhân viên/ khách hàng mình sau một năm làm việc vất vả, và là đối tác là tín đồ của công nghệ thì đây chính là những sự lựa chọn đúng đắn trong mùa lễ năm nay.

1. iPhone 4S mạ vàng, bạch kim

Đúng với tên gọi Billionaire Toys – đồ chơi tỉ phú, 2 mẫu iPhone 4S được mạ vàng hoặc bạch kim và gắn pha lê có giá 6050 USD. Khi mua chiếc điện thoại này bạn còn được tặng kèm một đôi tai nghe nạm pha lê cho ton sur ton.

2. iPad 2 dát vàng

Máy tính bảng của Apple là một món quà hoàn hảo cho những ai yêu công nghệ. Và món quà này khi qua tay của những người thợ kim hoàn của Crystal Rocked thì càng trở nên hoàn hảo hơn nữa. Phiên bản 32GB 3G – wifi có giá 2150 USD và 64GB có giá 2275 USD.

Nếu bạn thấy 2275 USD còn quá bèo thì bạn có thể thử phiên bản iPad 2 Gold History Edition của Stuart Hughes với giá 8 triệu USD – được đính 53 viên kim cương 12,5 carat và chỉ có đúng… 2 chiếc trên thế giới.

3. Domenico Vacca iPad Case

Nếu sếp của bạn đã sắm cho mình một chiếc iPad thì tại sao bạn không giúp sếp “thay áo mới” cho nó bằng một chiếc Case sang trọng làm bằng da cá sấu mang thương hiệu Ý Domenico Vacca.

Bao được làm từ da cá sấu thật, có 25 màu khác nhau và có giá 3900 USD.

4. Kindle mạ vàng

Nếu sếp hay đối tác của bạn hay phải di chuyển và thích đọc sách thì đây quà là sự lựa chọn số 1. Phiên bản 3G – wifi được mạ vàng 24k bởi Amosu Couture, có giá 1550 USD.

5. Chuột máy tính OreObject

Chiếc chuột với hình dạng lạ mắt, có cả cảm ứng và nút bấm, có 3 chất liệu titanium, plantinum và vàng 24k sẽ trở thành điểm nhấn trên bàn làm việc của những doanh nhân thành đạt.

Sản phẩm được chế tạo bởi OreObject và có giá 320 USD.

6. USB 4G LaCie ChristofleLiên kết

Chiếc USB mang phong cách doanh nhân, sáng bóng, lịch lãm và nhỏ gọn có giá 130 USD. Nghe thì có vẻ rẻ hơn so với các món quà khác nhưng bạn hãy nhớ rằng một chiếc USB 4G bình thường chỉ có giá khoảng 10USD.

Dân Ăn Chơi Sắm Du Thuyền Như Một Resort Nổi

Không còn nhiều hứng thú với việc thiết kế những chiếc du thuyền-chiến hạm như chiếc Eclipse của tỷ phú Abramovich, các nhà thiết kế người Anh đang nghĩ tới “những hòn đảo trôi nổi trong mơ”.“Tropical Island Paradise” (Thiên đường đảo nhiệt đới) chính là một trong những thiết kế táo bạo theo xu hướng này.Từ trên cao, người ta vẫn nhận ra đó là một chiếc du thuyền.Một hòn đảo di động có cả bãi đỗ cho máy bay lên thẳng và bến cảng di động. “Tropical Island Paradise” có chiều dài tới 90 mét. Và có cả một núi lửa phun nước ngày đêm. Nước từ núi lửa sẽ chảy tới bể bơi sâu có cửa số kính trong suốt ở phía sau. Chưa dừng ở đó, nhóm thiết kế người Anh này còn phác họa ra du thuyền “Streets of Monaco”(Những đường phố Monaco) cực kỳ hoành tráng. Trên chiếc du thuyền còn có cả “Ốc đảo” (The Oasis) với khu vườn có thác nước phỏng theo nguyên mẫu Casino ở Monaco. “Streets of Monaco” có 7 khu biệt thự hạng sang với diện tích từ 135 đến 356 mét vuông. Riêng khu vực dành riêng cho chủ nhân của chiếc du thuyền “Streets of Monaco” chiếm tới 3 tầngvà có diện tích ở lên tới 1.460 mét vuông.





truyen dam